Công dân và giới trẻ cùng nhau kêu gọi hành động giải quyết khí hậu - 1 tháng 12, 2011  
email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Công dân và giới trẻ cùng nhau kêu gọi hành động giải quyết khí hậu.
Khi các thương thuyết trong Hội thảo Biến đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc được khai mạc tuần này ở Durban, Nam Phi, hàng chục ngàn công dân và hoạt động viên cũng lên tiếng về cả ý muốn lẫn kỳ vọng của họ.

Công dân Nam Phi:
Tôi vô cùng hy vọng rằng một số giải đáp có thể sẽ xuất hiện trong cuộc hội thảo này.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Nhiều người tham dự các buổi họp cùng lúc với hội nghị thượng đỉnh, lên tiếng về những lo ngại dựa vào nhiều tường trình khoa học gần đây về một đại họa hâm nóng toàn cầu sắp xảy ra.
 
Lemuel Vega –  Nhà hoạt động thanh niên Mễ Tây Cơ: Tôi ở đây bởi vì tôi thật sự quan tâm về biến đổi khí hậu, và tôi sẽ thật sự tham gia với vận động của giới trẻ.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Phóng viên của Truyền Hình Vô Thượng Sư mang đến thêm một số chi tiết.

Phóng viên: Chúng tôi ở đây tại Trung tâm Hội nghị Quốc tế ở Durban. Cuộc họp này được xem như một cơ hội tốt nhất cho các quốc gia tham dự tối thiểu đồng ý về quyết tâm tái lập Nghị định Kyoto, sắp hết hạn chỉ trong một năm.

Severink Apedjagbo – Nhà hoạt động thanh niên Togo: Chúng tôi muốn thay đổi bởi vì thật sự, con người ở Phi Châu đang chịu đựng nhiều tai họa liên hệ đến biến đổi khí hậu. Mục tiêu của chúng tôi là đạt công bằng khí hậu và một hiệp ước hợp pháp, bó buộc, cho COP 17 ở Phi Châu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Sự hiện diện hăng hái của giới trẻ đặc biệt được thấy rõ ràng ở Durban khi thanh thiếu niên đến từ khắp các vùng bị tai họa ở Phi Châu, với hy vọng rằng tiếng nói chung của họ có thể mang đến kết quả cụ thể từ các lãnh tụ thế giới.

Mwasu Mghamed Ninga – Nhà hoạt động thanh niên Tanza: Điều tôi cần là các lãnh tụ phải hợp nhất và hành động. Không phải là lúc chỉ để kể chuyện và nói liên hồi. Điều quan trọng là họ phải hành động.

Phóng viên:Thành viên Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư cũng hiện diện để ủng hộ giải pháp thuần chay hữu cơ cho biến đổi khí hậu mà các nghiên cứu đã khám phá là cách mau lẹ và hữu hiệu nhất để giảm nhiệt độ trên toàn cầu. Hội viên chúng tôi nói chuyện với các đại biểu, phân phát tờ thông tin SOS về giải pháp thuần chay cho biến đổi khí hậu cùng với những hộp thức ăn chay ngon bổ, thân thiện sinh thái.

David Wainaina Kuria – Nhà hoạt động thanh niên Kenya: Những gì mình ăn thật sự đóng góp vào việc thải ra rất nhiều khí nhà kính, nhất là khí mê-tan. Và chúng tôi vừa mới ở tại Hội thảo Người trẻ, nơi chúng tôi trình bày về việc chúng ta dự phần gây biến đổi khí hậu cỡ nào khi mình ăn thịt.

Tất cả chúng tôi quyết định rằng mình không thể cổ vũ cho công bằng khí hậu khi thậm chí lối sống của mình hoàn toàn trái ngược với những gì mình cổ vũ. Một số chúng tôi nói rằng trong khi du hành trở lại Nairobi, là không ăn thịt nữa. Cho nên chúng tôi chỉ ăn những gì thân thiện với môi sinh hơn.
Landry Mayigane, Tiến sĩ - Đề xướng Biến đổi Khí hậu của Thanh niên Phi châu, Rwanda: Tuyệt! Tuyệt! Quý vị biết không, rất ngon. Tôi không biết rằng đây là món chay tới khi có người vừa cho biết. Thật vậy, nếu tất cả thế giới có thể chuyển sang ăn chay thì sẽ tốt lắm.

Phóng viên:Truyền Hình Vô Thượng Sư ở Durban, Nam Phi. Chúng tôi chúc lời lành nhất đến các lãnh tụ chính quyền và tất cả tham dự viên của COP 17, cho thảo luận đầy ý nghĩa của quý vị. Xin nguyện cầu cho một kết quả tốt đẹp sẽ bảo đảm những giải pháp hữu hiệu nhất để ngưng hâm nóng toàn cầu, nhất là lối ăn thuần chay hữu cơ cứu Địa Cầu.

Nhóm thanh niên: Chúng tôi ở tại COP 17. Ăn Chay, Sống Xanh Để Cứu Địa Cầu!

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Trong hội thảo vào tháng 4 năm 2011 ở Mông Cổ, Thanh Hải Vô Thượng Sư kêu gọi cả lãnh tụ lẫn công dân quốc tế giải quyết nguyên do khẩn cấp nhất của biến đổi khí hậu.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Tôi biết rõ rằng chúng ta phải hợp lực trước khi quá muộn, và điều đó bao gồm các chính phủ cũng như công dân. Quý vị hỏi tôi chúng ta nên làm gì trước tiên hết − rất đơn giản: lối ăn thuần chay kịp thời, vì điều đó sẽ mang lại bầu không khí nhân từ để bảo vệ Địa Cầu. Nếu không ăn chay trước, không giải pháp nào khác được bảo đảm có hiệu quả, thật sự.

Nhưng riêng việc thuần chay, chúng ta yên lòng là bảo tồn được Địa Cầu, và, dĩ nhiên, mạng người. Bởi vì chăn nuôi để lấy thịt là, như chúng ta biết rồi, qua tất cả tường trình và bằng chứng khoa học, đó là nguyên nhân số một gây ra hâm nóng toàn cầu và là nguyên nhân chính của sa mạc hóa và nạn phá rừng.

Cho nên, điều số một để chống lại nguyên nhân số một này là làm ngược lại, đó là thuần chay.

Tin Bổ Sung 
Tường trình hôm 22 tháng 11 2011, bởi các khoa học gia Hoa Kỳ tại Đại học Tiểu bang Oregon và Ban Quản trị Hải dương và Không khí Quốc gia (NOAA) khám phá rằng độ axít trong đại dương từ việc hấp thụ khí nhà kính đang lan tràn từ đáy biển sâu đến các vùng duyên hải, nơi sò hến non đang chết với con số khổng lồ khi độ axít ngăn chặn sự thành hình vỏ sò hến rất quan trọng cho họ.

http://e360.yale.edu/feature/massive_oyster_die-offs_show_ocean_acidification_has_arrived/2466/

http://daily.sightline.org/2011/11/07/report-northwest-ocean-acidification/
http://www.reuters.com/article/2011/11/22/idUS99946799720111122

Các quan chức báo cáo rằng vào ngày 26 tháng 11, 2011, hạn hán rất trầm trọng tại Texas, Hoa Kỳ đã ảnh hưởng toàn bộ Lưu vực Sông Brazos với một hồ hiện là 4.9 mét dưới mức bình thường và 7 trong số 11 hồ chứa đã giảm đến mức thấp nhất được ghi nhận trong lịch sử.

 Liên minh Quốc tế trụ sở tại Thụy Sĩ cho Bảo tồn Thiên nhiên cảnh cáo trong tường trình tháng 11, 2011 rằng một tỉ số lớn thủy sinh, động vật hữu nhũ và bò sát, cũng như 467 giống thực vật có nhựa tại Âu Châu đang có nguy cơ tuyệt chủng, với hệ sinh thái đang cần sự bảo tồn cấp bách.

Tại tỉnh Kerala, Ấn Độ, một khảo sát mới được đưa ra vào ngày 24 tháng 11, 2011 mô tả sinh hoạt con người đã tác động bất lợi cho Sông Chalakudy, kể cả việc thoát chất thải công nghệ cũng như khai thác mỏ cát, các quan chức đề nghị khu bảo tồn cho một phần dòng sông để bảo quản thủy sinh trong vùng chẳng hạn như 104 loài cá địa phương.