Khoa học gia ở Úc Đại Lợi tường trình rằng tuyết phủ trên dãy Alp của Úc giảm xuống 30% kể từ thập niên 1950 do ảnh hưởng biến đổi khí hậu khiến họ cảnh cáo rằng những ngọn núi này có thể hoàn toàn mất hết tuyết vào năm 2050.
http://www.telegraph.co.uk/earth/environment/climatechange/8817490/Australian-alps-could-be-snow-free-by-2050.html
http://www.abc.net.au/worldtoday/content/2011/s3335868.htm
Là một phần của chương trình hồi phục môi sinh, chính phủ Hoa Kỳ vào tháng 10, 2011 dành riêng ngân quỹ cho một dự án tại vùng Hồ Michigan để cung cấp việc làm cho những người thất nghiệp khi cải tiến nơi sinh sống cho bướm và các loài chim đang đối diện diệt chủng.
http://yosemite.epa.gov/opa/admpress.nsf/0/dc08f8a8058f6c058525792000716123?OpenDocument
http://www.greenlivingguy.com/greenliving/epa-announces-funding-to-restore-lake-michigan-and-put-peopl.html
http://www.canadianbusiness.com/article/49105--epa-plans-habitat-work-in-huron-manistee-forest
http://www.epa.gov/greatlakes/fund/2011rfa01/
Khoa học gia Đan Mạch vào giữa tháng 10, 2011 tiết lộ sau một thập niên nghiên cứu rằng các chất độc môi sinh từ những hoạt động kỹ nghệ đang được không khí và các luồng hải lưu mang đến Bắc Cực, ảnh hưởng bất lợi cho sức khỏe của gấu bắc cực được tìm thấy bao gồm sự tai hại cho xương cũng như hệ miễn nhiễm và sinh sản của gấu.
http://www.physorg.com/news/2011-10-polar-ill-accumulated-environmental-toxins.html
http://planetsave.com/2011/10/14/25540/