Nỗ lực quốc tế được khai mạc để ngăn chặn những chất khí ngắn hạn gây biến đổi khí hậu (SLCF) - 19 tháng 9, 2011  
email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Nỗ lực quốc tế được khai mạc để ngăn chặn những chất khí ngắn hạn gây biến đổi khí hậu (SLCF).

Những vị bộ trưởng và đại biểu từ 22 quốc gia gặp gỡ tuần vừa qua tại Mễ Tây Cơ để bàn luận sự quan trọng để giảm thiểu các chất khí ngoài CO2 gây ra biến đổi khí hậu là một cách để ngưng tiến trình hâm nóng mau hơn. Đọc diễn văn tại hội nghị, chủ tịch Chương trình Môi sinh LHQ (UNEP) Achim Steiner tuyên bố rằng trong khi các chuyên gia cảnh cáo rằng nhiệt độ tăng cao năm 2050 có thể lên đến mức độ nguy hiểm là 4 độ bách phân, nghiên cứu của cơ quan ông ấn định rõ ràng rằng dù với nỗ lực tinh tấn, sự giảm thiểu về CO2 sẽ không đủ để tránh được sự gia tăng nhiệt độ như nói trên.

Đây một phần là vì sự thật rằng CO2 có thể duy trì trong không khí nhiều thế kỷ, với ảnh hưởng giam nhiệt của nó cũng tồn tại. Các khoa học gia do đó đề nghị giảm thiểu các chất ô nhiễm SLCF là ôzôn, bụi than đen, và mê-tan, tất cả những chất này đều tan biến ra khỏi không khí rất nhanh chóng.

Ông tuyên bố: “Hành động mau lẹ này có thể giúp duy trì nhiệt độ tăng cao dưới 2 độ bách phân và có lẽ 1,5 độ bách phân.” Trưởng viên UNEP Steiner cũng tiếp tục chỉ cho thấy rằng lượng thải khí mê-tan giảm xuống cũng tạo kết quả trong việc giảm ôzôn tương xứng.

Chúng tôi xin tri ân trưởng viên UNEP Steiner và các đại biểu khác cho nỗ lực của quý vị để cổ vũ hành động mau lẹ hơn hầu ngăn biến đổi khí hậu. Mong chúng ta hành động mau lẹ trong sự hòa hợp lớn lao hơn với thiên nhiên để duy trì mọi sự sống trên căn nhà Địa Cầu chung này.

Trong hội tuyến truyền hình vào tháng 6, 2011, tại Mễ Tây Cơ, Thanh Hải Vô Thượng Sư nhấn mạnh đến nguồn gốc chung của các khí ngắn hạn gây biến đổi khí hậu và do đó cách đơn giản nhất là áp dụng giải pháp được đề nghị bởi các khoa học gia.


Thanh Hải Vô Thượng Sư: Cách tốt nhất để làm nguội địa cầu, thay vì chú trọng vào thán khí, là giảm những tác nhân gây hâm nóng toàn cầu có đời sống ngắn hạn. Những tác nhân này bao gồm mê-tan, bụi than đen, và ôzôn ở mặt đất.

Đây là cơ hội tốt nhất để mau chóng đảo ngược sự biến đổi khí hậu − cắt đi nguy hiểm. Thí dụ, trong khi thán khí có thể cần hàng trăm nếu, không phải hàng ngàn năm để tan biến khỏi bầu không khí, phần lớn khí mê-tan tiêu tan trong vòng 12 năm. Và nguồn số một của khí mê-tan từ hoạt động con người? Chăn nuôi thú vật.

Một nguyên nhân đáng kể của bụi than đen thải ra cũng là từ chăn nuôi – mọi thứ đều chỉ vào chăn nuôi gia súc – bởi vì việc đốt rừng hoặc cánh đồng để tạo ra đồng cỏ chăn thả hoặc trồng vụ mùa để nuôi súc vật khiến cho bồ hóng đen bị gió mang đi đến tận các sông băng và lớp băng phủ, nơi chúng tăng tốc độ tan chảy, từ đó hâm nóng địa cầu thậm chí nhiều hơn nữa.

Ôzôn là thành phần của khói độc, và chúng ta thường nghĩ rằng ôzôn là do khói xe hơi gây ra, nhưng cấu tạo chính cũng vẫn là mê-tan.

Và ôzôn tiêu tan khỏi bầu không khí trong một giai đoạn vài tiếng đồng hồ hay tuần lễ. Cho nên cách nhanh nhất để đảo ngược biến đổi khí hậu là mau chóng giảm khí mê-tan, ôzôn và bụi than đen. Và làm sao? Lần nữa, cách nhanh nhất, rẻ nhất để làm việc này là ngưng chăn nuôi thú vật cho con người tiêu thụ. 


http://www.regeringen.se/sb/d/14350/a/171325
http://saladeprensa.semarnat.gob.mx/index.php?option=com_content&view=article&id=3948:com-40711-
mexico-y-suecia-reunen-a-22-naciones-para-discutir-la-eliminacion-de-gases-contaminantes-
a-la-atmosfera-&catid=50:comunicados&Itemid=110
http://www.flickr.com/photos/semarnat/sets/72157627654798048/with/6141214668/
http://www.unep.org/newscentre/Default.aspx?DocumentID=2654&ArticleID=8854&l=en

Tin Bổ Sung
Diễn giảng vào tuần đầu tiên của tháng 9, 2011, khoa học gia cao cấp tại Trung tâm Quốc gia Nghiên cứu Không khí Hoa Kỳ (NCAR), Jerry Meehl, tuyên bố rằng thậm chí các thay đổi nhỏ  trong nhiệt độ trung bình cũng có thể tạo ra thời tiết vô cùng khắc nghiệt như là một năm hạn hán tệ hại nhất trong lịch sử Texas, Hoa Kỳ.

http://www.treehugger.com/files/2011/09/why-climate-change-makes-future-texas-droughts-more-likely.php  http://www.tgdaily.com/sustainability-features/58360-extreme-weather-events-on-the-rise-says-climate-group
http://climatecommunication.org/new/articles/extreme-weather/overview/

Khi hạn hán dai dẳng tiếp tục vào giữa tháng 9 ở miền nam Trung Quốc, cư dân ở Làng Yakou, Huyện Longlin trong Khu Tự trị dân tộc Choang Quảng Tây không có nước kể từ tháng 7, 2011 và phải du hành một tiếng hai lần một ngày để lấy nước từ một đường hầm ngầm dưới đất.

http://www.ibtimes.com/articles/214563/20110915/china-drought.htm
http://www.chinadaily.com.cn/photo/2011-09/16/content_13720755.htm