Thanh Hải Vô Thượng Sư được vinh danh với giải thưởng bền vững - 9 tháng 12, 2011  
email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Thanh Hải Vô Thượng Sư được vinh danh với giải thưởng bền vững.
Cùng lúc với Hội thảo Biến đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc ở Durban, Nam Phi, Giải Anh hùng Thí điểm Thế giới được trao tặng để công nhận những nỗ lực đáng ca ngợi của các chính phủ, tổ chức và cá nhân trong việc cổ vũ các giải pháp phí tổn thấp, thuận lợi và có lợi ích cao hầu giảm thiểu hâm nóng toàn cầu.

Trong buổi lễ đồng chủ tọa bởi Giới Thẩm quyền Bảo vệ Môi sinh của Ethiopia, chính phủ Guinea Bissau, và Ủy ban Biến đổi Khí hậu Phi Luật Tân, những người trao giải bao gồm Nghị viên Âu Châu, Ngài Graham Watson, và Ủy viên Biến đổi Khí hậu Phi Luật Tân, Heherson Alvarez. Giữa những người lãnh giải là Thị trưởng Patricia de Lille của Cape Town, Nam Phi cho việc thi hành một ngày không thịt mỗi tuần trên toàn thành phố, Diễn đàn Ngày Thuần chay Formosa cho hoạt động tình nguyện của họ ở Formosa (Đài Loan), và sáng lập viên Trung tâm Hồi phục Thiên nhiên Moholoholo của Nam Phi, ông Brian Jones, cho các nỗ lực để bảo tồn thiên nhiên và thú vật.

Sir Graham Watson – Thành viên Anh quốc thuộc Nghị viện Châu Âu: Tất cả chúng ta đang nỗ lực cứu Địa Cầu, nhưng một số người đặc biệt nêu lên một số ý kiến hay, hoặc hoàn toàn cống hiến chính mình cho việc đó. Tôi nghĩ thật đúng khi nỗ lực của họ được công nhận và ca ngợi.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Cũng được vinh danh với giải phát triển bền vững là Thanh Hải Vô Thượng Sư cho vai trò của Ngài như một “nhà lãnh đạo thế giới trong các hành động chống biến đổi khí hậu,” nhất là qua việc thực hiện Truyền hình Vô Thượng Sư là một đài truyền thông xây dựng quốc tế cung cấp thông tin đặc biệt về giải pháp thuần chay để ngưng những tác động của hâm nóng toàn cầu.

Cecile Guidote-Alvarez - Chủ tịch, Nhạc viện Quốc tế, Giám đốc, Trung tâm Giấc mơ UNESCO: Tôi đặc biệt biết Sư Phụ Thanh Hải và tôi nhận biết về những hoạt động nhân đạo và quan tâm của Ngài để bảo vệ môi sinh, và dùng truyền thông như một công cụ thông tin rất quan trọng.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Nhiều người tham dự cũng nói lên sự ủng hộ của giải thưởng về giải pháp lối ăn thuần chay hữu cơ cho biến đổi khí hậu.

Tiến sĩ Tewolde Berhan Gebre Egziabher Yohannes – Hội Bảo vệ Môi trường Ethiopia: Trong bối cảnh biến đổi khí hậu, thực phẩm thuần chay sẽ nhất định có nghĩa rằng cả thế giới sẽ nuôi dưỡng nhiều người chúng ta hơn, và thứ nhì, nhiều người hơn này vẫn có tác động ít hơn so với con số nhỏ hơn hiện thời của số người ăn thịt.

Heherson Alvarez – Ủy viên Biến đổi Khí hậu Phi Luật Tân: Câu trả lời dường như đơn giản, nếu chúng ta thức tỉnh về sự kiện rằng mình có thể thay đổi lối ăn và làm đời sống an toàn.  

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin chúc mừng các nhân vật nhận lãnh Giải Anh hùng Thí điểm Thế giới cho danh dự xứng đáng của quý vị. Kính xin tri ân Thanh Hải Vô Thượng Sư về nỗ lực cứu Địa Cầu của Ngài mang lại hy vọng và nguồn cảm hứng cho nhân loại. Chúng ta hãy hợp nhất để thực hành một cách toàn diện lý tưởng thuần chay hữu cơ bền vững cho muôn loài được phát triển.
http://blog.udn.com/2011cop17/5890261

Chất mê-tan thủy hợp tan chảy có lẽ đã gây ra hâm nóng không kiềm chế được hàng triệu năm trước đây. 
Các nghiên cứu gia từ Đại học Rice tại Hoa Kỳ đã làm việc để giải bí ẩn của hiện tượng được biết là Nhiệt lượng Tối đa thời Paleocene-Eocene (PETM), đã xảy ra 56 triệu năm trước đây.

Vào thời đó, sự thải ra đột ngột của 2.500 gigatấn thán khí vào trong không khí làm cho nhiệt độ toàn cầu tăng lên 6 độ bách phân tính theo trung bình, sau đó gây ra sự tận diệt của nhiều loài.
 
Trong nghiên cứu họ phát hiện là chất mê-tan thủy hợp tương tự với những chất mà hiện giờ đông lạnh dưới lòng biển có thể tan chảy và thải ra thán khí. Mặc dù các đại dương vào thời đó rất có thể ấm hơn, tác giả Tiến sĩ George Hirasaki tuyên bố rằng điều này có thể thật sự tăng gia tốc độ hình thành khí mê-tan.

Những khám phá này có ý nghĩa đối với môi trường đương thời của chúng ta, nơi hâm nóng toàn cầu đang làm tăng nhiệt độ của cả không khí lẫn đại dương, nâng cao khả năng của một đại họa thải khí như vậy.

Hơn nữa, nghiên cứu gần đây bởi khoa học gia quốc tế khám phá rằng thềm băng tan chảy tại Bắc Cực cũng cho thấy sự đe dọa thải ra khí mê-tan có tiềm năng gấp 5 lần lớn hơn những gì nhận thức trước đây.

Xin cảm tạ Tiến sĩ Hirasaki, đồng sự và các nghiên cứu gia khác đã khám phá sự cấp bách của tình trạng khí hậu hiện nay của chúng ta. Mong chúng ta mau hành động trong sự hòa hợp với thiên nhiên để bảo tồn tất cả sự sống trên Địa Cầu.
 
Vào tháng 9, 2008, trong một phỏng vấn trên đài phát thanh với Bob Lebensold thuộc Đài Phát thanh Môi trường An toàn, Thanh Hải Vô Thượng Sư nêu lên với lòng quan tâm về các khí độc hại nằm trong lòng biển khi Ngài nhắc nhở về sự cần thiết để ngưng hâm nóng do người gây ra.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Quý vị nhìn tất cả điều đó, và quý vị đã thấy rồi, bởi vì khí mê-tan và hydrogen sulfide là kết quả từ chăn nuôi gia súc, và điều đó thải ra rất nhiều khí độc vào không khí và làm ấm khí quyển. Rồi bầu khí quyển làm tan băng đá, khiến đại dương ấm hơn, và rồi thêm nhiều khí mê-tan và các khí độc khác sẽ thoát ra từ đáy đại dương và lớp hàn băng, và v.v. Rồi đó sẽ là một vòng quỷ quái.

Chúng ta thậm chí có thể chết vì khí độc, chưa nói đến hâm nóng hoàn cầu. Hiện tại, có rất nhiều khí mê-tan đã thoát ra vào bầu khí quyển, thêm nhiều người đã bị bệnh tâm thần hơn hoặc sự đau đớn thân thể khác, dựa theo nghiên cứu của khoa học gia. Hy vọng chúng ta ngưng mau.


http://www.sciencedaily.com/releases/2011/11/111109111542.htm
http://www.physorg.com/news/2011-11-methane-million-year.html
http://www.physorg.com/news/2011-11-permafrost-loss-worse-climate-peril.html
http://www.france24.com/en/20111130-permafrost-loss-worse-climate-peril-thought

Tin Bổ Sung 
Một đợt sóng khí lạnh đột ngột vào 6 tháng 12, 2011 ở miền bắc Mễ Tây Cơ, mang nhiệt độ xuống 17 độ bách phân dưới 0 độ, gây thêm tàn phá cho vụ mùa trong vùng mà đã bị ảnh hưởng trầm trọng bởi nạn hạn hán kéo dài rồi.

http://feeds.univision.com/feeds/article/2011-12-06/ola-de-frio-en-norte
http://www.yucatan.com.mx/20111207/nota-11/208672-el-frente-frio-deja-un-saldo-tragico.htm


Dựa theo tường trình “Chỉ số Nguy cơ Khí hậu Quốc tế năm 2012” của Germanwatch, định giá những tai họa liên hệ đến biến đổi khí hậu giữa những năm 1991 đến 2010, Pakistan là nơi bị ảnh hưởng trầm trọng nhất, với Bangladesh, Miến Điện và Honduras được xem là yếu đuối nhất trước hiện tượng thời tiết khắc nghiệt dài hạn.

http://www.pakistantoday.com.pk/2011/11/pakistan-tops-2010-list-for-weather-impact/
http://www.upi.com/Business_News/Energy-Resources/2011/12/01/Pakistan-most-affected-by-climate-change/UPI-78911322758377/?spt=hs&or=er


Tới ngày 3 tháng 12, 2011, hạn hán dài hạn cộng với giá cỏ khô cực kỳ cao đã khiến hàng ngàn ngựa và lừa bị bỏ rơi trên vệ đường ở Texas, Hoa Kỳ, với các tổ chức như là Nơi trú An toàn Cứu Ngựa nói rằng lời kêu gọi của họ cho sự giúp đỡ khẩn cấp đã tăng lên gấp bốn lần.

http://photoblog.msnbc.msn.com/_news/2011/12/05/9221052-texas-drought-leaves-heartbreaking-toll-of-abandoned-horses
http://www.msnbc.msn.com/id/45535032

Một nghiên cứu mới bởi Greenpeace phát hành hôm 4 tháng 12, 2011, tiết lộ rằng vượn Hải Nam bị nguy cơ diệt chủng được tìm thấy duy nhất trên một đảo ngoài khơi Trung Hoa, đã giảm từ khoảng 2.000 vượn chỉ cách đây 50 năm xuống còn 23 trên thế giới ngày nay, phần lớn do mất nơi sống gây ra bởi người.

http://news.mongabay.com/2011/1204-hance_hainangibbon.html  
http://blogs.scientificamerican.com/extinction-countdown/2011/12/03/deforestation-threatens-last-hainan-gibbons/