Giới truyền thông tường trình: Lối ăn thuần chay là giải pháp tối ưu cho biến đổi khí hậu. Trong một mục báo xuất hiện vào tháng 11, 2011 trên trang mạng có được tựa đề sau khi quyển sách bán chạy nhất quốc tế về các đề tài thú vị, ít được biết đến hơn, tác giả Hoa Kỳ uy tín và giáo sư lịch sử Tiến sĩ James McWilliams đã cung cấp sự phân tích sâu sắc về một tường trình chủ trương giải pháp thuần chay cho hâm nóng toàn cầu.
Bài của ông có tựa đề “Người Ăn thịt Vô minh và Hâm nóng Toàn cầu: Tại sao các Nhà Môi sinh Theo đuổi Than đá và Không phải Bò,” xác nhận: …Như một tường trình gần đây từ Tổ chức Bảo tồn Thế giới xác nhận, làm ngơ với việc ăn thuần chay trong trận chiến chống biến đổi khí hậu giống như làm ngơ với thức ăn nhanh trong trận chiến chống béo phì.
Hãy quên việc ngưng than đá dơ hay ống khí đốt tự nhiên. Theo tường trình của WPF, việc ăn thuần chay cung ứng con đường duy nhất hữu hiệu nhất để giảm biến đổi khí hậu toàn cầu.
Tường trình được xác nhận bởi chính Tiến sĩ McWilliams, một người thuần chay có lương tâm đã giải thích các yếu tố gây hâm nóng toàn cầu có tuổi thọ ngắn hạn nhưng tai hại như khí mê-tan và mồ hóng được tạo ra thật nhiều như thế nào bởi kỹ nghệ chăn nuôi.
Sự tạo ra của chúng sẽ được ngăn chận nhanh chóng bằng cách theo lối ăn không thú vật. Không chỉ thế, các loại khí này phân tán khỏi không khí nhanh chóng, trong khi khí CO2 từ nhiên liệu hóa thạch tồn tại trong không khí hàng ngàn năm. Như Tiến sĩ McWilliams nói, “Lối ăn thuần chay toàn cầu sẽ giảm khí thải xuống 87%, so với 8% cho “thịt và sản phẩm bơ sữa bền vững.”
Mục báo của ông tiếp tục thảo luận về sự kiện rằng khi thay thế các thực phẩm động vật khác cho thịt bò không tạo một khác biệt đáng kể trong việc giảm bớt khí thải carbon của một người.
Ngoài ra, nghiên cứu cho thấy rằng phí tổn để ngăn chận biến đổi khí hậu sẽ giảm bớt hơn 80% nếu thế giới đổi sang lối ăn thuần chay. Tiến sĩ McWilliams kết luận, “Nói chung, quan điểm này trông khá vững chắc: việc ăn thuần chay toàn cầu có thể làm được nhiều hơn so với bất cứ hành động nào khác để cắt giảm GHG (khí thải nhà kính.”
Chúng tôi xin tri ân Tiến sĩ McWilliams và Freakonomics.com cho việc chia sẻ thẳng thắn về các quan điểm nhấn mạnh đến lối ăn thuần chay như phương cách tối ưu và thật cần thiết để ngăn biến đổi khí hậu. Mong tất cả chúng ta góp phần bằng cách ăn chay để bảo đảm sự sinh tồn của thế hệ hiện thời và tương lai. Trong buổi hội thảo trực tuyến tháng 12, 2011 ở Dubai, Liên Hiệp Tiểu Vương Quốc Ả Rập, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nêu rõ nhu cầu khẩn yếu để giải quyết việc tiêu thụ thịt như nguyên nhân chính yếu của biến đổi khí hậu.
Thanh Hải Vô Thượng Sư: Chúng ta phải thành thật và chân thật về đề tài chính. Chúng ta không
thể chạy vòng quanh và lẩn tránh câu hỏi về kỹ nghệ thịt như là tránh
ngón tay bị đau, hoặc tránh mụt nhọt trên thân thể, và “Đừng đụng nó!
Đừng đụng nó!” Chúng ta phải đụng vào nó mới chữa lành được.
Nhất là,
chúng ta biết rằng đó là mụt nhọt rất nguy hiểm có thể ảnh hưởng đời
sống mình, có thể gây tử vong cho mình, và thậm chí lây người khác, và
trong trường hợp này thậm chí lây cả Địa Cầu, có thể giết toàn thế
giới.
Vậy thì chúng ta phải chạm vào mụt nhọt đó và để bác sĩ chữa lành
nó. Hoặc tự chữa lấy nếu biết cách. Chúng ta biết cách. Chúng ta có kỹ
thuật, có lực lượng. Mỗi chúng ta có thể làm điều này, chỉ ăn thuần
chay.
Tôi thật sự không hiểu, khi vấn đề rõ ràng như cái mũi
ngay trước mặt tôi đây. Tôi không hiểu tại sao người ta không thảo luận
và lập tức tìm giải pháp để cứu tất cả sự sống trên Địa Cầu, vì chúng
ta thậm chí không còn thời gian để thảo luận thêm hơn, quá lâu, hoặc
quá lịch sự với nhau cho tới khi quá muộn.
http://www.freakonomics.com/2011/11/16/agnostic-carnivores-and-global-warming-why-enviros-go-after-coal-and-not-cows/#comment-274296http://www.worldpreservationfoundation.org/Downloads/ReducingShorterLivedClimateForcersThroughDietaryChange.pdfTin Bổ SungNhư được tường trình vào 20 tháng 11, 2011, Hội Bảo vệ Chim muông Hoàng gia ở Anh quốc nói rằng thời tiết nóng bất thường trong nước, phối hợp với năm 2011 là một trong những thời tiết khô hạn nhất được ghi nhận, đang tác động mạnh hơn đến đời sống hoang dã khi một số chim trì hoãn chuyến di cư vào mùa đông trong khi các thủy lộ co rút gây nguy hiểm cho nhiều loài cá.
http://www.telegraph.co.uk/topics/weather/8901428/Birds-delay-migration-due-to-unseasonably-warm-autumn.html