email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 27 MB )

Nhiều khí mê-tan thải ra có thể gây khí hậu thay đổi bất ngờ như đã xảy ra  635 triệu năm trước

Khí mê-tan thải ra có thể khiến toàn cầu ấm lên cực kỳ nhanh trong đời chúng ta. Khoa học gia Úc Đại Lợi và Hoa Kỳ đã phát hành một tường trình trong tờ báo “Thiên nhiên” nói rằng sự hâm nóng rất nhanh xảy ra 655 triệu năm trước đây là do khí mê-tan thải ra từ sự tan rã của tinh thể mê-tan đông đặc. Các nghiên cứu gia quan tâm rằng hâm nóng địa cầu hiện nay có thể gây ra hiện tượng tương tự. Tiến sĩ Martin Kennedy của Đại học California Riverside, dẫn đầu cuộc nghiên cứu, tuyên bố: “Đây là quan tâm rất lớn, bởi vì có thể chỉ một chút hâm nóng thêm có thể khiến khí mê-tan thoát ra.” Với mê-tan là khí nhà kính mạnh gấp 25 lần thán khí, sự thoát ra như vậy có thể gây nên sự thay đổi lớn lao mà khoa học gia gọi là hâm nóng “chạy dài,” sẽ rất khó để ngăn lại. Chúng tôi tri ân nghiên cứu tối quan trọng này của Tiến sĩ Kennedy và các đồng nghiệp của ông. Cầu rằng tất cả nhân loại có hành động hữu hiệu mau chóng để giảm bớt thay đổi khí hậu và tránh hiện tượng như vậy ở địa cầu.

Energy Globe Awards at the European Parliament: Annan, Gorbachev, Gandhi and Morissette to attend - 26 and 27 May

Giải Năng lượng Toàn cầu công nhận nỗ lực địa phương vì sự bền vững của thế giới. Giải Năng lượng Toàn cầu lần thứ 9 đã được trao tặng bởi các nhà lãnh đạo thuộc Tòa Đại Sảnh của Nghị viện Âu châu ở Brussels, Bỉ. Các giải thưởng này công nhận các dự án từ 109 quốc gia trên khắp thế giới cho việc thúc đẩy năng lượng sạch và bền vững trong 5 hạng mục khác nhau: Đất, Lửa, Nước, Không khí và Giới trẻ.

Giải nhất trong hạng mục Lửa được trao cho Tây Ban Nha cho kỹ thuật mặt trời có thể dự trữ năng lượng để sử dụng sau này. Kính mặt trời trực tiếp biến đổi tia mặt trời thành điện nặng. Đầu tiên chúng ta lấy nhiệt từ ánh sáng mặt trời và đây là lợi điểm lớn vì chúng ta có thể dự trữ nhiệt lượng này với chi phí rất ít để có thể sử dụng tua-bin hơi nước suốt đêm khi không có ánh sáng mặt trời. Tôi cho rằng đây là nguồn năng lượng quý giá nhất mà quý vị có thể sản xuất.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Nhân vật đoạt giải trong hạng mục Không khí là nhà chế tạo tế bào nhiên liệu Fronius của nước Áo, cho việc chế tạo pin hyđrô không khí thải. Và phiếu khán giả ưa chuộng đã được trao cho Áo quốc với Giải Năng lượng Toàn cầu toàn diện.

Chúc mừng ông cho giải thưởng tối nay. Cảm tưởng của ông thế nào?

Cám ơn rất nhiều. Tôi nghĩ đây là giấc mơ trở thành sự thật.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Quan khách đặc biệt gồm các danh nhân như tài tử Ấn Độ Aamir Khan và ca sĩ Gia Nã Đại Alanis Morissette cũng như cựu tổng thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan.

Kofi Annan, cựu Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc: Giải Năng lượng Toàn cầu cho hạng mục Nước được trao cho Mozambique.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Các nhà đoạt giải thuộc các hạng mục khác của giải Năng lượng Toàn cầu bao gồm Peru cho mục Đất, Tây Ban Nha cho mục Lửa và Nam Phi cho Giải Giới trẻ.

Hans-Gert Poettering, Chủ tịch Quốc hội Âu châu: Tôi nghĩ đây là một đêm tuyệt vời bởi vì sự nỗ lực tận tâm về trí tuệ và tình cảm để chống lại sự thay đổi khí hậu. Tôi nghĩ người ta không nhận thức rằng một thay đổi nhỏ có thể tạo nên sự khác biệt thế nào. Và tôi nghĩ đó là điều mà chúng ta cố gắng làm, là cho họ thấy điều đó.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Giải thưởng danh dự đặc biệt cho thành quả cả đời đã được trao cho cựu tổng thống Xô Viết Mikhail Gorbachev. Cựu bộ trưởng môi sinh của Ấn Độ Maneka Gandhi, người gần đây kêu gọi cho một thế giới không thán khí, cũng tham dự và chia sẻ với đài Truyền Hình Vô Thượng Sư thông điệp riêng của bà về sự bền vững, mà trọng tâm xoay quanh lối sống không ăn thịt.

Maneka Gandhi, Thành viên Quốc hội Ấn Độ, cựu Bộ trưởng Môi sinh: Trừ khi chúng ta thay đổi lựa chọn thực phẩm của mình không có điều gì khác sẽ giúp cả, bởi vì thịt đang hủy hoại hầu hết các khu rừng của chúng ta, thịt gây ô nhiễm nguồn nước, thịt tạo ra bệnh tật, khiến tất cả tiền bạc của chúng ta bị đổ vào các bệnh viện. Do đó, đây là lựa chọn hàng đầu cho bất kỳ ai muốn cứu vãn tinh cầu.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chúc mừng tất cả các nhà đoạt Giải Năng lượng Toàn cầu. trong nước và quốc tế. Mong nỗ lực ngời sáng của quý vị được chia sẻ đến khắp toàn cầu để kiến tạo một thế giới thật sự bền vững, xanh sạch cho tất cả.

Các quốc gia Trung Á nhấn mạnh khủng hoảng Biển Aral Sea để được sự giúp đỡ của quốc tế

Các quốc gia Trung Á kêu gọi hổ trợ để giảm bớt khủng hoảng môi sinh ở Biển Aral. Tại hội nghị bảo trợ bởi Liên Hiệp Quốc, các đại sứ Trung Á nhất trí yêu cầu giúp đỡ từ cộng đồng quốc tế, để hồi phục Biển Aral, là biên giới của tất cả quốc gia họ. Biển này từng là hồ lớn hàng thứ 4 trên thế giới, mà hiện nay chỉ còn 1/10 của kích thước ban đầu, phần lớn là do thiếu hụt điều hành tài nguyên qua bao năm nay. Đại sứ Liên Hiệp Quốc cho Tajik, Sirodjidin Aslov, nói rằng hồ này có thể được hồi phục qua sự ủng hộ của quốc tế để giúp tài trợ các nỗ lực hợp tác trong vùng. Cám ơn các quốc gia Trung Á, đã có hành động để bảo tồn hồ nước thiên nhiên hiếm quý này trên hành tinh chúng ta. Cầu mong lời kêu gọi của quý vị mang lại kết quả tốt đẹp hầu cứu vãn Biển Aral xinh đẹp.

Tổng thống Mã của Formosa sẽ nhận thức hơn việc ăn chay để giảm thán khí

Tổng thống của Formosa (Đài Loan) đề nghị các biện pháp xanh. Tổng thống Mã của Formosa (Đài Loan) đang hoạch định các biện pháp thân thiện sinh thái từ chính phủ, như tái tạo, dùng bóng đèn điện hữu hiệu và đi chung xe. Từng bộ riêng của chính phủ cũng đề ra các phương cách để tiết kiệm năng lượng. Bộ Giao thông và Thông tin, chẳng hạn, dự định sẽ sử dụng kỹ thuật hội nghị qua truyền hình nhiều hơn để giảm thán khí thải, cùng với một hệ thống tiết kiệm năng lượng có thể tự động điều chỉnh đèn và máy điều hòa không khí.

Tổng thống Mã sẽ tuyên bố chi tiết về các biện pháp này trong Ngày Môi sinh Quốc tế, vào hôm 5 tháng 6. Hoan hô Ngài Tổng thống và chính phủ Formosa, cho dẫn đạo về môi sinh. Mong các khởi xướng xanh của quý vị nhắc nhở tất cả chúng ta về cách mìnn có thể bước đi nhẹ hơn trên địa cầu này.

Các Bắc Cực cần giúp trong vùng Nordic

Khí hậu thay đổi gây đe dọa mới cho cáo Bắc Cực. Gần bị tuyệt chủng vì săn bắn thái quá vào đầu thế kỷ 20, số lượng cáo bạch tuyết ở Bắc Cực đã tăng gấp đôi trong thập niên qua, nhờ vào nỗ lực của Chương trình Cáo Bắc Cực của Thụy Điển-Phần Lan-Na Uy. Tuy nhiên, sự đe dọa gần đây nhất cho số lượng của cáo đến từ sự thay đổi khí hậu, khi cáo đỏ di chuyển lên miền bắc. Cáo bắc cực do đó tìm thấy ít thức ăn hơn và bị hạn chế trong vùng sinh sống nhỏ hơn.

Tiến sĩ Tom Arnbom của Thụy Điển thuộc tổ chức bảo tồn quốc tế WWF tuyên bố: “Vùng dất hoang đặc biệt của Thụy Điển chúng tôi là nơi sinh sống của cáo bắc cực và nhiều loại thú vật cùng thực vật đặc biệt khác, có thể sẽ chỉ là ký ức, nếu chúng ta không cắt giảm thán khí thải.” Thưa Tiến sĩ Arnbom, chúng tôi chân thành tri ân cho lời kêu gọi nhắc  nhở rằng hành tinh hâm nóng đe dọa ra sao đến sự sinh tồn của các đồng cư đẹp đẽ này trên địa cầu mà tất cả chúng ta đều chia sẻ. Chúng tôi cầu có hành động mau chóng để cứu tất cả chúng sinh đặc biệt ở địa cầu.

Băng đá vỡ quá sớm trong miền đất mặt trời mọc thế nào

Vùng Shiretoko ở Nhật Bản đang hâm nóng. Là nơi di sản quốc tế của UNESCO, Vùng Shiretoko ở Nhật Bản, cũng là điểm cực nam trên bắc bán cầu, nơi mà băng đá trôi từ Nam Cực được tìm thấy, đang cảm nhận ảnh hưởng quy mô hâm nóng hoàn cầu. Theo các hồ sơ ghi nhận khí tượng địa phương, bờ biển Abashiri trong vùng nước đóng băng trung bình 90 ngày từ năm 1971 đến 2000. Tuy nhiên, trên 3 năm qua, trung bình chỉ có khoảng 65 ngày thôi. Đại học Hokkaido tường trình nhiệt độ trung bình nước biển trong vùng đã tăng 0,6 độ Celcius từ 50 năm qua và có thể lên cao thêm 3-4 độ C trong các thập niên kế tiếp. Ông Sakae Gorai, cựu thị trưởng của thành phố địa phương Shari, nói: “Chúng ta không thể đợi thêm 40-50 năm nữa. Chúng ta cần có lãnh đạo chính trị về về khí hậu thay đổi lập tức.” Chúng tôi chia sẻ ước muốn khẩn thiết của ông, thưa cựu Thị trưởng Gorai, rằng các lãnh tụ và công dân thế giới sẽ hành động bây giờ để cứu vùng Shiretoko đẹp đẽ không thể thay thế được, và cứu thế giới thoát khỏi nạn thay đổi khí hậu.
 
Những thay đổi đến băng đá Nam Cực làm loài hải cẩu ngạt thở

Khí hậu thay đổi ảnh hưởng thú vật ở Nam Băng Dương. Toán khoa học gia Hoa Kỳ dẫn đầu bởi nhà sinh thái học kiêm sinh học gia về tiến hóa, Terrie Williams, khám phá rằng tảng băng đá khổng lồ gọi là B-15 bị sụp đổ vì hâm nóng toàn cầu, gây nên xáo trộn lớn lao cho đời sống thú vật trong vùng.

Qua những cuốn phim thâu hình cả dưới nước và trên mặt băng đá, toán của Tiến sĩ Williams tìm thấy rằng các hải cẩu mẹ giống Weddell trong vùng bắt đầu rời bỏ con của chúng vì kiệt sức do sự thiếu hụt các lỗ thở trong thềm băng mới được tạo ra sau khi tảng băng đá B-15 sụp đổ. Ảnh hưởng tương tự cũng xảy ra với loài chim cánh cụt Adelie, đã chịu gian khổ trong hành trình từ tổ của chúng đi ra biển, mà nay lại còn phải đi xa hơn nữa vì chiều dài của thềm băng mới, khiến nhiều chim cánh cụt không bao giờ trở về tổ. Xin đa tạ Tiến sĩ Williams và toán của bà, cho công việc tận tâm tại vùng Nam Cực để có thể chia sẻ những khám phá này. Chúng tôi kêu gọi nhân loại hãy nhận thức ảnh hưởng từ hành động của chúng ta và tìm giải pháp tức khắc cho nạn hâm nóng toàn cầu.

Macedonia bị sóng nhiệt đạt kỷ lục cao nhất trong tháng năm

Macedonia bị sóng nhiệt sớm hơn bình thường. Nhiệt độ trong tháng năm đã tăng lên kỷ lục cao nhất từ xưa đến nay, với ước đoán lên đến 38 độ Celcius. Bác sĩ khuyên mọi người nên ở trong nhà, giới hạn mọi hoạt động và uống nhiều nước. Nước lân cận Bulgaria và Serbia cũng kinh nghiệm kỷ lục nóng trong tháng này kể từ 100 năm qua. Nhiệt độ cao hơn này phù hợp với tiên đoán thời tiết tháng 5 nóng hơn do khí hậu thay đổi, như được tường trình bởi Trung tâm Hadely của Vương quốc Anh. Chúng tôi cầu nguyện cho những người bị ảnh hưởng, rằng sức khỏe của quý vị có thể được duy trì trong giai đoạn này. Chúng tôi cầu cho quý quốc có thời tiết mát mẻ hơn, cùng với hành động kiềm chế khí hậu thay đổi vì hạnh phúc lâu dài của mọi cư dân trên địa cầu.