email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 20 MB )

Bờ biển trung phần Việt Nam có nguy cơ trở thành sa mạc

Bờ biển nam trung phần ở Âu Lạc (Việt Nam) có nguy cơ bị sa mạc hóa. Tường trình từ Viện Kỹ thuật và Khoa học Nông nghiệp cũng như Tổ chức Thực phẩm và Nông nghiệp (FAO), cùng với UNESCO, tuyên bố rằng trên 1/2 của tổng số 3 triệu hecta bao gồm các tỉnh Ninh Thuận và Bình Thuận thuộc bờ biển nam trung phần của Âu Lạc (Việt Nam) hiện được xem là “đất bỏ hoang.” Đất đai ở đó trở thành sa mạc bởi vì hạn hán khắc nghiệt cũng như nạn phá rừng, và sử dụng tài nguyên thiên nhiên thái quá. Ba vùng khác bị nguy hiểm tương tự cũng được nhận diện năm nay. Âu Lạc (Việt Nam) đang nỗ lực để ngăn chặn thêm tiến trình sa mạc hóa, với ngân sách thường niên khoảng 620 triệu Mỹ kim dành cho các hoạt động như trồng cây và điều hành tài nguyên, hầu ngăn chận tiến trình sa mạc hóa. Mong tường trình như vầy đánh thức lương tâm chúng ta về sự thật rằng hâm nóng hoàn cầu thay đổi địa cầu chúng ta thật mau lẹ. Xin cầu cho các nỗ lực giảm sa mạc hóa được thành công, để bảo tồn và hồi phục đất đai quý báu ở Âu Lạc và các quốc gia khác.

Gió ấm tạo điều kiện cho mô hình khí hậu thay đổi

Một tân kỹ thuật xác định tầng đối lưu bị hâm nóng. Những nỗ lực trước đây để nghiên cứu ảnh hưởng của khí hậu thay đổi đối với tầng đối lưu, cao từ 12 đến 16 cây số bên trên mặt địa cầu, không mang đến kết quả đáng tin cậy về nhiệt độ. Gần đây, hai khoa học gia về khí hậu, Robert Allen và Steven Sherwood, thuộc Đại học Yale ở Hoa Kỳ áp dụng một phương pháp gọi là máy thăm dò máy này dùng các đo lường gió để suy ra nhiệt độ. Kết quả của họ phù hợp với mô hình đương thời của sự thay đổi khí hậu, có nghĩa là tầng đối lưu dường như phản ảnh sự hâm nóng tương tự với mức hâm nóng của địa cầu. Xin cám ơn hai Tiến sĩ Allen và Sherwood cho nỗ lực kiên trì để ghi nhận một cách đáng tin cậy tiến trình thật sự của sự thay đổi khí hậu. Mong rằng chứng cớ xác nhận này về ảnh hưởng xa rộng của hâm nóng hoàn cầu buộc chúng ta hành động mau chóng hơn hầu bảo tồn căn nhà hành tinh yêu dấu.


Úc Đại Lợi tặng 4,5 triệu Mỹ kim cho các khu rừng ngoại quốc

Úc Đại Lợi giúp bảo tồn các khu rừng của nước láng giềng. Bộ trưởng Khí hậu Thay đổi của Úc Đại Lợi, Penny Wong, tuyên bố rằng Khởi xướng Thán khí Rừng Quốc tế sẽ tặng lên đến 4,3 triệu Mỹ kim cho các tổ chức hiện đang hoạt động tích cực để giảm nạn phá rừng. Đa số ngân quỹ này được dành cho Trung tâm Nghiên cứu Lâm nghiệp Quốc tế của Nam Dương, hiện chú trọng đến việc điều hành tài nguyên rừng. Phần tiền còn lại sẽ tặng cho các tổ chức phi chính phủ khác, vào các dự án hữu hiệu trong việc giảm phá rừng tại các quốc gia đang phát triển. Xin đa tạ nước Úc và xin Thượng Đế gia trì quý quốc, đã quan tâm chăm sóc cho các khu rừng trên thế giới và ủng hộ các quốc gia đang phát triển bảo tồn cây của hành tinh. Mong những biện pháp cao cả như vầy được thực thi ở khắp nơi trên thế giới.


WWF kêu gọi các dự án nhiên liệu sinh học ở Ba Tây

WWF Ba Tây khuyên bảo tồn sự đa dạng sinh học đối với các dự án nhiên liệu sinh học ở Ba Tây. Mặc dù sự sản xuất ethanol ở Ba Tây là từ mía, và không thay thế mùa màng thực phẩm hoặc gây nên phá rừng, nhưng Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên (WWF) ở Ba Tây tuyên bố rằng phải có các biện pháp để bảo đảm sự đa dạng sinh học trong vùng và nguồn nước. WWF đề nghị bảo tồn các vùng đất ở cạnh các khu vực sản xuất mía hiện nay tại miền đất bằng của Ba Tây, mà được biết là một trong vài nơi có số sinh vật đa dạng nhất trên thế giới. Xin vô vàn cám ơn WWF Ba Tây, cho các đề nghị của quý vị để khích lệ sự cân bằng của các hoạt động xanh. Cầu mong sự chọn lựa nhiên liệu thân thiện sinh thái của Ba Tây phát triển phong phú bên cạnh các động thực vật thiên nhiên.