email to friend  Gửi bản này cho bạn bè    In

Địa cầu trên chiều hướng hâm nóng bởi 6 độ C thảm họa.
Một nghiên cứu tổng quát mới bởi Dự án Khí than Toàn cầu (GCP) xác định rằng giữa năm 2000 và 2008, khí thải than trong bầu khí quyển tăng lên mức nguy hiểm 29%.

Nếu tiếp tục, nhân loại sẽ đối diện với một sự gia tăng nhiệt độ 6 độ C vào đầu thế kỷ này. Phát hiện của nghiên cứu này được chứng thực bởi một tường trình từ Văn phòng Met của Anh quốc, tài trợ bởi Ủy ban Âu châu, cũng dự kiến việc gia tăng vụt của nhiệt độ ở Âu châu và sẽ tác động đến việc sản xuất thực phẩm, kỹ nghệ và sự sinh tồn trực tiếp của nhân loại.

Các dự báo bao gồm sóng nhiệt mùa hè oi ả có thể giết hàng ngàn người như đã xảy ra vào năm 2003, cùng với các thu hoạch chủ yếu sẽ suy sụp vì sâu bọ hay vì chỉ không phát triển. Lũ lụt và bão tố khắc nghiệt sẽ tiếp tục gia tăng với phí tổn về y tế, vật lý và tâm thần cùng với gánh nặng tài chánh.

Hơn nữa, trong vùng Bắc cực, nhiệt độ có thể lên đến 10 độ C, khiến băng vĩnh cửu khổng lồ tan rã và phát ra khí thải nhà kính dễ dàng kích hoạt nạn hâm nóng toàn cầu không ngăn chận được.

Các khoa học gia hàng đầu của hai nghiên cứu nhấn mạnh rằng tiềm năng tàn khốc này là một dấu hiệu nữa của sự cần thiết có quyết tâm mạnh mẽ từ các nhà lãnh đạo thế giới tại hội thảo khí hậu sắp tới ở Copenhagen.

Xin thành tâm tri ân Dự án Khí than Toàn cầu, Văn phòng Met, và Ủy ban Âu châu cho các dự kiến thực tế và quan trọng này có thể ảnh hưởng nghiêm trọng đến tất cả chúng ta. Mong các lãnh đạo chính phủ và công dân xúc tiến ngăn chận tình trạng tệ nhất bằng cách chọn lựa lối sống hiệu quả nhất hôm nay. Tại buổi hội thảo trực tuyến tháng 9, 2009 với các chuyên gia môi trường và sức khỏe ở Nam Hàn, Thanh Hải Vô Thượng Sư lập lại lời bảo đảm của Ngài rằng các thay đổi thảm khốc của khí hậu có thể tránh được và, qua các hành động đúng đắn, thậm chí có thể sửa chữa.


Thanh Hải Vô Thượng Sư: Tôi có thể nói rằng tin nghiêm trọng nhất là viễn cảnh đáng sợ của hâm nóng toàn cầu không kiểm soát được, tình cảnh kinh hoàng khi các quốc gia không làm đủ để ngưng việc này. Ảnh hưởng không thể xoay ngược này, chúng ta muốn tránh bằng mọi giá, nhất là vì điều đó có lẽ không xa xôi như chúng ta muốn nghĩ.

Nhưng tôi xin nói nhiều hy vọng nhất là ngày càng nhiều người đang trở nên có ý thức về giải pháp thật, đó là ăn chay. Càng nhiều người loại bỏ thịt và thật sự, mọi sản phẩm động vật ra khỏi đời sống của họ, chúng ta càng có cơ hội để cứu địa cầu và không những vậy, thật sự hồi phục nhà địa cầu trở lại nét đẹp và vẻ thanh nhã nguyên thủy và thậm chí nhiều hơn vậy, xinh đẹp hơn, sung túc hơn, an bình hơn, vui vẻ hơn những gì chúng ta đã biết cho tới nay.

http://news.bbc.co.uk/1/hi/sci/tech/8364926.stm
http://www.telegraph.co.uk/earth/environment/climatechange/6585444/Global-warming-will-bring-killer-
heat-floods-and-storms-to-Britain.html

Hoa Kỳ cam kết tài trợ việc bảo tồn rừng.
Tại một sinh hoạt chủ tọa bởi Hoàng tử Charles, Hoa Kỳ cam kết 275 triệu Mỹ kim để bảo vệ đa dạng sinh thái và rừng nhiệt đới trong các quốc gia đang phát triển, như một phần của nỗ lực hỗ trợ phát triển bền vững và ngăn hâm nóng toàn cầu. Theo Đại sứ Hoa Kỳ Louis Susman, phần lớn của ngân khoản sẽ chuyển đến các vịnh nhỏ của Amazon và Công Gô ở Nam Mỹ và Phi châu.

Hoan hô Quý Ngài và xin Thượng Đế ban phước Hoa Kỳ cho đóng góp của quý vị để cứu rừng nhiệt đới và đời sống cư dân. Chúng tôi mong có nhiều hơn các biện pháp bền vững như thế để ổn định hóa địa cầu cho thế hệ hiện tại và tương lai.
http://www.reuters.com/article/environmentNews/idUSTRE5AI57Y20091119

Tin Bổ Sung
Liên bang Gà tây Hoang dã Quốc gia cộng tác với American Electric Power, một trong những công ty điện lớn nhất ở Hoa Kỳ, để thành lập chương trình Năng lượng cho Đời sống Hoang dã hầu bảo vệ môi sinh gà tây thiên nhiên trên vùng đất sở hữu bởi công ty điện lực.
http://www.care2.com/causes/environment/blog/major-us-utility-company/

Các thành phố như Cartagena Colombia và thành phố khác dọc theo vùng bờ biển Caribbean đã nhận thấy tác động của khí hậu thay đổi khi mực nước biển dâng cao hơn mỗi năm, với các dự án phát triển thành thị phải thay đổi để thích ứng với nước xâm thực.
http://www.latimes.com/news/nation-and-world/la-fg-climate-cartagena22-2009nov22,0,7731005.story


Khoa học gia Úc đến với nhau để thúc giục chính phủ đưa ra kế hoạch giải quyết đe dọa của hâm nóng toàn cầu đối với Lòng Sông Murray-Darling, hiện đang trên bờ sụp đổ, với dân số chim muông và cá bị đe dọa và nước bị nhiễm mặn.
http://www.abc.net.au/news/stories/2009/11/23/2750186.htm?site=news