email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Chỏm băng đá tan chảy là lý do gây ra hâm nóng ở Bắc Cực.

Trên 2 thập niên qua, vùng Bắc Cực được quan sát bởi nhiều khoa học gia là bị hâm nóng với tỷ lệ hơn gấp đôi so với các nơi khác trên toàn cầu.

Tuy nhiên, lý do về sự khác biệt đáng lo này không được biết rõ. Hiện giờ, nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ James Screen thuộc Đại học Melbourne, Úc Đại Lợi, cung cấp chứng cớ liên kết sự hâm nóng quá nhanh tại Bắc Cực với mặt băng phủ thu nhỏ lại ở vùng này.

Dùng dữ kiện mới thu thập trên 20 năm qua, Tiến sĩ Screen và đồng sự là Tiến sĩ Ian Simmonds khám phá liên hệ trực tiếp giữa sự mất mát băng đá phủ và nhiệt độ tăng lên trong vùng.

Các khoa học gia giải thích rằng sự mất mát băng đá làm tăng nhanh sự bốc hơi của nước vào mùa hạ, biến nó thành khí nhà kính mạnh mẽ trong không khí mà sau đó làm tăng tỷ lệ nhiệt độ.

Hâm nóng toàn cầu cũng gia tăng qua ảnh hưởng “albedo,” trong đó nước màu đậm thu hút nhiều nhiệt hơn băng đá trắng phản ánh nắng. Đề cập đến vấn đề của những điểm bộc phát, ngoài thay đổi phá hoại như vậy, là vô phương cứu vãn. Tiến sĩ Screen tuyên bố: “Kết quả chúng tôi không thể chứng minh là đã vượt quá điểm bùng phát hay chưa.

Nhưng chúng tôi có thể nói là sự phát hiện những phản hồi của băng đá-nhiệt độ chặt chẽ này chỉ có thể có khả năng làm hâm nóng mau và mất thêm băng đá biển.”

Thưa hai Tiến sĩ Screen, Simmonds, các đồng sự khác tại Đại học Melbourne, xin chân thành cảm tạ quý vị đã chia sẻ các khám phá quan trọng này.

Chúng tôi cầu rằng tất cả nhân loại có thể nhanh chóng làm các hành động cần thiết vào thời điểm tối quan hệ này để ngưng băng đá tan chảy và hồi phục sự hòa hợp cho Địa Cầu.

Vào tháng 5, năm 2009 tại hội thảo truyền hình, Thanh Hải Vô Thượng Sư cũng cảnh cáo sự nghiêm trọng của đá tan ở Bắc Cực, và cống hiến một giải pháp hữu hiệu nhất.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Tốc độ nhanh chóng Địa Cầu đang ấm lên có thể được thấy từ nhiều thí dụ, một trong số đó là băng đá Bắc Cực tan chảy. Một tường trình của Trung tâm Tài liệu Tuyết Đá Quốc gia Hoa Kỳ phát hiện rằng tỷ lệ tan chảy của băng đá Bắc Cực đang tăng nhanh một cách đột ngột.

Các khoa học gia cũng báo cáo rằng nhiệt độ vùng lãnh nguyên Bắc Cực đang tăng 1 độ bách phân mỗi thập niên, nhanh hơn bất cứ nơi nào khác trên thế giới, và chính vùng lãnh nguyên đang thải ra một cách đáng kể khí mê-tan và nitơ ôxít nhiều hơn ước tính trước đây. Đây là tình trạng nguy hiểm, ngoài những gì chúng ta đã có.

Làm sao ngưng điều này? Cách hữu hiệu nhất, và cách thật sự có hiệu quả là ăn chay, thuần chay. Chấm dứt việc dùng tất cả sản phẩm động vật, rồi Địa Cầu sẽ nguội trở lại rất nhanh.

http://www.france24.com/en/20100428-sea-ice-loss-major-cause-arctic-warming-study
http://www.guardian.co.uk/environment/2010/apr/28/arctic-sea-ice-loss-warming

Tin Bổ Sung 
Tường trình được viết bởi khoa học gia Mike Ryan và các đồng sự tại Bộ Nông nghiệp Hoa Kỳ nhấn mạnh giá trị thực chất của rừng trong quốc gia khi họ bàn luận phương cách bảo tồn tối đa khả năng làm mát Địa Cầu để chứa thán khí của rừng.  
http://www.physorg.com/news192973772.html
http://www.eurekalert.org/pub_releases/2010-05/esoa-sfi051310.php

Tổng thống Lebanon Michel Suleiman và Thủ tướng Saad Hariri giúp khai mạc hoạt động lợi ích sinh thái và được gia nhập bởi hàng trăm sinh viên, binh sĩ, và các vận động viên môi sinh khác trong việc dọn sạch khoảng 70 bãi biển trên khắp quốc gia này.
http://www.dailystar.com.lb/article.asp?edition_id=1&categ_id=1&article_id=114921#axzz0oD5Mj32h

Nhận diện cá voi xám ngoài khơi duyên hải Do Thái là cảnh chưa từng thấy trong 20 năm qua, các nhà sinh học hải dương nói hiện tượng đáng chú ý này là do hâm nóng toàn cầu, tuyên bố rằng cá voi xám rất có thể bơi từ duyên hải Tây Hoa Kỳ qua Hải lộ Tây Bắc hiện đang chảy tan ở Bắc Cực.  
http://www.france24.com/en/20100511-scientists-stunned-grey-whale-sighted-off-israel
http://www.dailymail.co.uk/news/worldnews/article-1277841/Lost-Med-loneliest-whale-world.html?ito=feeds-
newsxml