Hành động cấp bách vẫn cần đối với biến đổi khí hậu - 11 tháng 12, 2011  
email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Hành động cấp bách vẫn cần đối với biến đổi khí hậu.
Dẫn đến buổi kết thúc của hội nghị Liên Hiệp Quốc về biến đổi khí hậu năm nay ở Nam Phi, Truyền Hình Vô Thượng Sư nói chuyện với các tham dự viên hội nghị. Được đặc biệt nhấn mạnh là sự ý thức về giải pháp làm nguội Địa Cầu hữu hiệu và khẩn cấp nhất: lối ăn thuần chay hữu cơ.

Phóng viên: Qua hai tuần thảo luận gắt gao cho các đại biểu Liên Hiệp Quốc ở đây tại Durban, Nam Phi. Các đại biểu giờ đây trở về nhà biết rõ rằng còn rất nhiều việc cần phải làm và công dân thế giới cầu nguyện rằng biến đổi khí hậu sẽ được ưu tiên trên bảng nghị sự. Tác động biến đổi khí hậu là có thật và nguy hiểm.

Tiến sĩ Andries Kruger – Trưởng khoa học gia, Dịch vụ Thời tiết Nam Phi: Sẽ có một số lượng khổng lồ của thềm băng bị tan chảy sẽ thải ra rất nhiều khí mê-tan và thán khí. Và khí mê-tan thật sự là mối lo ngại lớn nhất bởi vì khả năng mạnh mẽ của nó để giữ nhiệt, và hấp thụ nhiệt. Và điều đó có khả năng gây biến đổi khí hậu mau lẹ và biến đổi khí hậu không thể kiểm soát vào lúc cuối.

Phóng viên: Cũng đáng khích lệ khi thấy rằng các đại biểu ủng hộ giải pháp thuần chay hữu cơ, biết rằng sự nghiên cứu đã cảnh cáo ảnh hưởng tai hại của thịt đối với sức khỏe và môi trường. Vấn đề thậm chí được bàn luận bởi các chuyên gia trong nhiều cuộc họp.

Giáo sư Sir Andrew Haines – Nguyên Giám đốc, Trường Vệ sinh và Y học Nhiệt đới Luân Đôn: Chúng ta thường quên lãnh vực nông lương − sự đóng góp chủ yếu vào hâm nóng toàn cầu. Động lực chính là sự đòi hỏi gia tăng về sản phẩm động vật, về thịt và bơ sữa. Và chúng tôi ước lượng nếu có thể giảm nguồn chất béo bão hòa trong sản phẩm động vật ở các quốc gia như Vương quốc Anh và Ba Tây, thì có thể giảm tử vong vì đau tim xuống khoảng 15% tại hai quốc gia này.

Parks Tau - Thị trưởng thành phố Johannesburg: Lối sống khỏe mạnh có nghĩa là nhiều rau cải hơn Và dĩ nhiên, chúng ta cần khuyến khích điều đó.

Miracle Samuel Lekuku – Nhà hoạt động Nam Phi: Chúng ta không còn thời giờ! Và càng cổ vũ lối sống trường chay lành mạnh, thì càng tốt cho những thế hệ tương lai của mình..

Julie Clark – Giám đốc, Tổ chức Vùng đất khô cằn, Nam Phi; người trường chay: Nếu tôn trọng tạo vật của Thượng Đế, thì phải chăm sóc sức khỏe của chính mình, sức khỏe gia đình mình, sức khỏe bạn hữu mình, phải làm điều đúng để cứu Địa Cầu. Phải trở thành người trường chay, thật sự không còn chọn lựa nữa.

Phóng viên: Trong khi đó, hội viên Hội Quốc Tế Thanh Hải Vô Thượng Sư đã phân phát, tổng cộng, trên 20.000 tờ thông tin, 26.000 DVD, 24.000 sách “Từ Khủng hoảng đến Hòa bình” của Thanh Hải Vô Thượng Sư, và trên 40.000 phần lương thực thuần chay ngon bổ.

Dhashen Moodley – Người làm chương trình phát thanh, Công ty phát thanh truyền hình Nam Phi; người trường chay: Đó là một tổ chức rõ ràng đã nhận thức rằng có một sự thay đổi mà chúng ta có thể làm trên một tầm mức rất nhỏ, chỉ thay đổi những gì trên dĩa ăn, thì có thể có tác động lớn lao đến biến đổi khí hậu. Tôi nghĩ đó là điều rất đáng khen ngợi.

Phóng viên: Truyền Hình Vô Thượng Sư, Durban, Nam Phi.

Chúng tôi xin cám ơn các chính phủ, tổ chức, khoa học gia và cá nhân tham gia cho nỗ lực thành tâm của quý vị về việc bảo vệ nhân loại tránh biến đổi khí hậu.

Mong chúng ta sớm thấy ngày càng nhiều hành động hiểu biết về thuần chay hữu cơ để ngưng tai họa hâm nóng toàn cầu.
 
Vào tháng 6, 2011, trong hội thảo truyền hình ở Mễ Tây Cơ, Thanh Hải Vô Thượng Sư nhấn mạnh đến việc cổ vũ thiết yếu về lối sống toàn thực vật cho các chính phủ để có thể ngưng biến đổi khí hậu.

 

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Do đó chỉ một thay đổi này, một thay đổi đơn giản, một thay đổi nhỏ: đổi lối ăn của mình sang thuần chay hữu cơ. Điều này sẽ giúp tất cả chính phủ trên thế giới có khả năng giảm nhẹ biến đổi khí hậu và bảo tồn sự đa dạng sinh học.

Nó cũng sẽ giúp chúng ta bảo vệ an toàn thực phẩm và bảo tồn nước. Có ích gì cho chúng ta thỏa mãn khẩu vị mình bây giờ với thịt khi biết chắc rằng trong tương lai con em chúng ta sẽ bị đói, thế giới sẽ bị sụp đổ? Điều đó có ích gì? Cho dù thịt ngon ra sao, chúng ta phải xét đến chọn lựa này và thay đổi để thế giới có thể tiếp tục sống còn và phát triển sung túc, hạnh phúc và lành mạnh.

http://www.bloomberg.com/news/2011-12-09/biggest-polluters-hold-up-agreement-at-un-global-warming-talks.html
http://www.npr.org/2011/12/07/143302823/what-countries-are-doing-to-tackle-climate-change

Tin Bổ Sung 
Khi rặng Alp ở Âu Châu trải qua mùa thu ấm nhất và khô nhất trong 147 năm qua, những viên chức bãi bỏ các cuộc đua trượt tuyết của Giải Alpine Quốc tế Phụ nữ nguyên thủy được dự định tổ chức tại nơi nghỉ mát Val d'lsere của Pháp, ngày 10, tháng 12, 2011, do thiếu tuyết.

http://www.france24.com/en/20111130-womens-alpine-skiing-events-cancelled-due-lack-snow

http://www.dailymail.co.uk/news/article-2068663/World-Cup-skiing-event-Val-dIsere-cancelled-lack-snow-.html?ITO=1490

Trong buổi phỏng vấn ngày 5 tháng 12, 2011, giám đốc quốc tế của Hội Bảo tồn Cá Voi và Cá Heo, Mark Simmonds, tuyên bố rằng tiếng động do người tạo ra như là chân vịt của tàu, tìm kiếm dầu và khí, hành động quân sự, đã gia tăng tiếng động dưới nước tới ít nhất 20 decibel kể từ năm 1960, ảnh hưởng đến phúc lợi của hải vật và thậm chí gây tử vong cho họ.

http://www.france24.com/en/20111207-ocean-cacophony-torment-sea-mammals

Trong tường trình ngày 8 tháng 12, 2011, khoa học gia từ Đại học Jerusalem ở Do Thái cảnh cáo rằng Biển Chết nổi danh tiếp tục giảm nước với tốc độ mau lẹ đáng lo ngại, nói rằng biển này có thể không sống sót qua một chu kỳ hạn hán kéo dài khác.

http://economictimes.indiatimes.com/environment/global-warming/dead-sea-may-vanish-completely-soon-scientists/articleshow/11021389.cms
http://timesofindia.indiatimes.com/home/science/No-joke-Dead-Sea-may-soon-be-dead/articleshow/11027050.cms
http://www.independent.co.uk/news/science/water-shortages-in-dead-sea-could-increase-tensions-in-middle-east-6273289.html