Mực biển có thể dâng cao nhanh hơn là tiên đoán trước đây - 13 tháng 12, 2011  
email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Mực biển có thể dâng cao nhanh hơn là tiên đoán trước đây.  
Một nghiên cứu bởi khoa học gia quốc tế ấn hành trong số tháng 12, 2011 của Tạp san Khoa học tiết lộ rằng Nam Cực, chứa hầu hết nước ngọt của thế giới đông lạnh trong sông băng, có thể tan chảy với tốc độ rất tương tự như Bắc Cực.

Mặc dù khoa học gia đã biết rằng Nam Cực cũng bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, nhưng trước đây họ nghĩ rằng cường độ và tốc độ thay đổi ít hơn nhiều.

Tuy nhiên, bằng cách dùng các mẫu băng được khoan, toán khoa học gia cho nghiên cứu này khám phá rằng vào giai đoạn cuối của Thời đại Băng Hà cuối cùng, cả hai Bắc Cực và Nam Cực biến mất hầu như cùng lúc.

Điều này cho thấy rằng thay đổi của hải lưu dưới nước sâu đã mang các dòng nước ấm đến bờ của Nam Cực, tạo ra sự bất ổn tại khối đá nam cực cũng có thể xảy ra ngày nay.

Tác giả chính Tiến sĩ Michael Weber thuộc Viện Địa chất tại Đại học Cologne của Đức quốc kết luận bằng cách cảnh cáo là mực biển hiện thời rất có thể còn dâng cao mau lẹ hơn bao giờ, nói rằng dựa vào các khám phá này, các tiên đoán tương lai sẽ cần điều chỉnh lại một cách tương ứng.

Mặc dù những hàm ý đáng lo ngại này, chúng tôi cũng xin tri ân việc làm của Tiến sĩ Weber và đồng sự. Mong tất cả chúng ta được khích lệ để theo lối sống phục hồi sự cân bằng mỏng manh của Địa Cầu.

Vào tháng 3, 2009 tại hội thảo truyền hình ở California, Hoa Kỳ, Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nhấn mạnh đến sự cấp bách của hai địa cực bị hâm nóng, trong khi cống hiến một cách tối quan trọng để ứng phó.

Thanh Hải Vô Thượng Sư: Trước đây, Liên Hiệp Quốc tiên đoán rằng nước biển dâng cao một mét là đã rất thảm khốc rồi, và khiến rất nhiều người bị mất nhà cửa.

Nhưng khoa học gia khám phá rằng Greenland, phía tây Nam Cực và phía đông Nam Cực, hiện đều tan chảy, chưa từng là một yếu tố trước đây. Dựa trên các khám phá này, một khoa học gia đã nói: Nếu toàn thể Nam Cực tan chảy, thì nước biển có thể dâng cao tới 70 mét.

Cho nên, không có cách nào chạy thoát khỏi đại nạn này, trừ phi chúng ta chuyển sang một lối sống đạo đức, thì chúng ta được câu thông với Thiên Đàng bởi vì Thiên Đàng là đạo đức, tình thương và ân điển. Tôi không thấy cách nào khác chúng ta có thể bảo vệ chính mình nữa cả.


http://www.treehugger.com/climate-change/new-data-indicates-polar-ice-melt-antarctic-could-cause-faster-global-water-level-rise.html
http://www.medicaldaily.com/news/20111202/8083/anarctic-ice-sheets-melt-arctic-ice-sheets-melt-decline-in-antarctic-and-arctic-ice-sheets-global.htm

Tin Bổ Sung 
Như được tường trình ngày 6 tháng 12, 2011, hạn hán kéo dài ở Florida, Vườn Quốc gia Bảo tồn Đồng cỏ Paynes của Hoa Kỳ khiến mực nước trở nên cực kỳ thấp, với chim sếu đồi cát và chim hoang dã khác biến mất từ vùng này khi tình trạng khô cằn tiếp tục.

http://www.ocala.com/article/20111204/ARTICLES/111209874/1001/news01?Title=Drought-taking-a-toll-on-Paynes-Prairie-s-alligators-cranes&tc=ar

http://www.floridastateparks.org/paynesprairie/

Tờ báo Bưu điện Băng Cốc tường trình rằng bác sĩ Thái và hoạt động viên xã hội đáng tôn kính, Bác sĩ Prawase Wasi, nói chuyện vào đầu tháng 12, 2011, tuyên bố rằng lũ lụt kinh hoàng xảy ra gần đây trong quốc gia này một phần là do phá rừng cực kỳ thái quá khi ông kêu gọi cho sự cân bằng hòa hợp hơn được hồi phục giữa con người và thiên nhiên.

http://www.bangkokpost.com/news/local/268852/prawase-says-floods-due-to-deforestation

Một nghiên cứu phát hành ngày 6 tháng 12, 2011, được thực hiện bởi hội Bảo tồn Bướm và Trung tâm Anh quốc cho Sinh thái & Thủy học của Vương quốc Anh, khám phá rằng rất nhiều bướm trong nước này đang biến mất, với số lượng của gần 75% mọi loài bướm đang giảm thiểu trong thập niên vừa qua.
http://www.nileinternational.net/full_story.php?ID=27401
http://www.bbc.co.uk/news/science-environment-16054895
http://www.ceh.ac.uk/news/news_archive/UK-butterflies-decade-decline_2011_72.html