Băng đá trên Băng Đảo tan rã cho thấy chứng cớ hâm nóng tăng gia mau lẹ - 8 tháng 9, 2011  
email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In

Băng đá trên Băng Đảo tan rã cho thấy chứng cớ hâm nóng tăng gia mau lẹ.
Là phần nghiên cứu dẫn đầu bởi nhà băng đá học ở Welsh, Tiến sĩ Alun Hubbard thuộc Đại học Aberystwyth tại Vương quốc Anh, dữ kiện gần đây thu thập từ máy ảnh với tốc độ chậm và các cột của hệ thống định vị trí quốc tế (GPS) được sắp đặt trên sông băng Petermann thuộc Băng Đảo vào tháng 7 và 8, 2009.

Với sự ngạc nhiên vô vàn, khoa học gia khám phá băng đá tan quá nhanh đến nỗi nhiều cột GPS không còn ở tại vị trí nữa. Tiến sĩ Hubbard cũng nói mặc dù hình ảnh vệ tinh đã cho ông thấy sự mất mát băng đá khổng lồ, nhưng ông cũng kinh ngạc trước điều ông thật sự thấy, nói rằng gần như không thể hiểu được khối băng đá rộng lớn như thềm băng dài 20 cây số đã biến mất.

Trong khi đó, kết quả sơ khởi từ nghiên cứu mới khác của các khoa học gia Hoa Kỳ thuộc Đại học Washington tìm thấy rằng băng đá trên Bắc băng dương thật sự thấp nhất xưa nay, thậm chí ít hơn là kỷ lục tối thiểu trước đây là 4,13 triệu cây số vào năm 2007.

Điều này tiêu biểu cho sự mất mát mạnh mẽ trong 3 thập niên qua, so với mực đá tối thiểu đầu thập niên 1970, là khoảng 7 triệu cây số vuông.

Trong khi băng đá trên biển tan ra từ Bắc Cực không tăng cao mực biển đáng kể, nhiệt độ ấm hơn tại Bắc Cực lại ảnh hưởng Băng Đảo, nơi đó sự tan chảy của dung tích khổng lồ của băng đá có thể dâng cao mực nước biển lên trọn 7 thước.

Chúng tôi tri ân khoa học gia tại Welsh và Hoa Kỳ về việc làm của quý vị để dẫn chứng các ảnh hưởng gia tăng mau lẹ và nghiêm trọng này do hâm nóng toàn cầu.

Mong tất cả chúng ta sớm cùng nhau chọn lối sống bảo tồn Địa Cầu cho cả con người và các chúng sinh khác. Thanh Hải Vô Thượng Sư đã nêu lên vấn đề cấp bách của một Địa Cầu hâm nóng trong buổi phỏng vấn bởi Nhật báo Novedades vào tháng Chạp, 2010, và nhắc nhở cách nhanh nhất để hồi phục sự ổn định cho Địa Cầu.


Thanh Hải Vô Thượng Sư: Hôm qua, tôi lắng nghe tất cả sự đau khổ của những người từ Phi châu và những đảo nhỏ nằm nơi thấp đó. Họ nói, nếu theo đà hiện tại, nó sẽ nóng lên 5 độ bách phân hay hơn và họ sẽ chết; họ không thể làm gì được.

Không kỹ thuật nào có thể giúp được họ vào lúc đó. Những đảo nằm nơi thấp, nhiều đảo, 18 hòn đảo, đã tiêu tùng, chìm, dưới nước, 6 mét, và còn nhiều nữa, bởi vì mực nước biển cứ dâng lên.

Bởi vì Địa Cầu nóng lên và băng đá tan chảy, mực nước biển cứ dâng, nhiều người, có khi toàn dân số, phải di chuyển.

Dựa theo tường trình củacác khoa học gia và Liên Hiệp Quốc, kỹ nghệ chăn nuôi gây ra trên 51% khí nhà kính của Địa Cầu.

Khí nhà kính là khí làm nóng Địa Cầu chúng ta. Rồi, cộng thêm vào đó, chúng ta có thán khí, dĩ nhiên. Cho nên bây giờ, nếu mình loại kỹ nghệ chăn nuôi ra, là bớt được 51% nhiệt lượng rồi.

Nếu chúng ta sử dụng đất, đất chăn nuôi, và tất cả đất trồng trọt trên toàn Địa Cầu, trồng rau cải hữu cơ, thì chúng ta cóthể lấy đi 40% thán khí. Thật dễ, tại sao họ không làm vậy?


http://www.physorg.com/news/2011-09-pics-greenland-glacier-shocksexpert.html
http://www.msnbc.msn.com/id/44353322/ns/us_news-environment/t/second-giant-ice-island-set-break-greenland-glacier/
http://bprc.osu.edu/wiki/Petermann_Glacier_before-after-photos_2010-2011, http://www.bbc.co.uk/news/uk-wales-mid-wales-14771523
http://www.telegraph.co.uk/earth/environment/climatechange/8746165/Arctic-sea-ice-falls-to-record-low.html

Tin Bổ Sung
Chính phủ thành phố Hải Khẩu ở Trung Quốc tăng thêm 200 xe xanh mới bao gồm xe điện và xe buýt hỗn hợp cùng với xe taxi chạy điện cho hệ thống giao thông công cộng của thành phố, trong nỗ lực để gia tăng con số xe thân thiện môi sinh tại thành phố này.

http://news.xinhuanet.com/english2010/photo/2011-09/05/c_131097265.htm
http://www.chinadaily.com.cn/china/2011-09/04/content_13614948.htm

Một hệ thống thời tiết khắc nghiệt giữa Tân Tây Lan và Nam Cực vào đầu tháng 9, 2011, gây ra biển động hiếm có khắp Thái Bình Dương mang các ngọn sóng lớn không ngờ chưa từng thấy qua nhiều thập niên đến các quốc gia dọc theo duyên hải miền tây của Nam, Trung và Bắc Mỹ Châu, với hai người trượt sóng thiệt mạng tại miền nam California, Hoa Kỳ.

http://www.surfline.com/surf-news/giant-southern-hemisphere-swell-lights-up-entire-west-coast-1_59237

http://theextinctionprotocol.wordpress.com/2011/09/04/rare-event-sends-s-pacific-waves-crashing-into-california-coasts/
http://www.stuff.co.nz/world/americas/5561650/Huge-New-Zealand-swell-hitting-California