Cơ hội tăng gia của hâm nóng toàn cầu vượt ngoài vòng kiểm soát ở Bắc Cực vì thềm băng tan rã.
Một tường trình bởi báo New York Times ở Hoa Kỳ diễn tả lo lắng đang tăng của các khoa học gia về sự đe dọa từ lớp đất đông đá được biết là thềm băng, nằm dưới toàn thể vùng thảo nguyên ở Bắc Cực, đang tan chảy.
Mặc dù những thực vật cổ xưa mà từ đó thềm băng được hình thành đã đông đá trong hàng chục ngàn năm qua, biến đổi khí hậu khiến chúng bị tan chảy và phân hủy.
Nếu tiến trình này tiếp tục với tỷ lệ đương thời, thì đủ khí mê-tan sẽ được thải ra tại một điểm nào đó gây ra hâm nóng toàn cầu không thể đảo ngược. Hơn nữa, một số vùng Bắc Cực như miền bắc Alaska, Hoa Kỳ, đang cho thấy gia tăng trong một hiện tượng gọi là lỗ hổng vì nhiệt, tại đó lớp thềm băng tan chảy khiến cho đất trên đó bị sụp đổ thành lỗ hổng.
Trong các vùng thấp được tạo ra, đất ẩm ướt và hồ thành hình, rồi tại đó mặt nước tối đen hấp thụ nhiệt từ mặt trời và gây tan chảy thêm thềm băng bên trong hoặc chung quanh hồ, với các chùm mê-tan mạnh mẽ thông thường được thấy sủi bọt lên xuyên qua nước.
Tiến sĩ Katey Walter Anthony và đồng nghiệp Tiến sĩ Guido Gross thuộc Đại học Alaska, Fairbanks, Hoa Kỳ, đã vẽ họa đồ địa điểm các hồ do lỗ hổng vì nhiệt, nói rằng các hồ này có thể tăng gia mạnh mẽ sự tan chảy của thềm băng Bắc Cực và sự sản xuất khí mê-tan.
Thêm một yếu tố mới khác được nghiên cứu khi vùng này ấm hơn là có tiềm năng gia tăng cháy rừng ở lãnh nguyên. Nhiều khoa học gia cảnh cáo rằng các yếu tố tổng hợp này có thể biến đổi Bắc Cực từ nơi chứa thán khí khổng lồ thành nguồn có tiềm năng thải khí mê-tan chết người chỉ ít hơn một thập niên.
Thưa Tiến sĩ Walter Anthony, Tiến sĩ Gross và tất cả khoa học gia tham gia, xin tri ân nghiên cứu và việc làm của quý vị đã giúp chúng tôi hiểu biết sự đe dọa gia tăng của thềm băng tan chảy trong vùng Bắc Cực hệ trọng.
Mong chúng ta hành động lập tức để tránh thêm đại họa hâm nóng và ổn định Địa Cầu nơi mọi sự sống nương dựa vào. Thanh Hải Vô Thượng Sư vẫn thường đề cập đến thềm băng tan chảy là nguồn có tiềm năng gây hâm nóng toàn cầu không thể kiềm chế, như trong buổi phỏng vấn được phát hành trên số tháng 9, 2009 của Tạp chí Nghị viện.
Phỏng vấn Thanh Hải Vô Thượng Sư – Có đăng trong Tạp chí House tháng 9 năm 2009
http://www.nytimes.com/2011/12/17/science/earth/warming-arctic-permafrost-fuels-climate-change-worries.html?pagewanted=4&_r=3
http://www.smartplanet.com/blog/science-scope/thawing-permafrost-spells-risks-for-warming-planet/11693
Tin Bổ Sung
Ký kết một văn kiện thông hiểu với Quỹ Bảo vệ Thiên nhiên Quốc tế vào thứ ba, ngày 20 tháng 12, 2011, Bộ trưởng Môi sinh Laszlo Borbely ở Lỗ Ma Ní cam kết tăng gia bảo vệ rừng cây sồi dồi dào đa dạng sinh học của quốc gia này trong Rặng núi Carpathian, là một trong vài rừng nguyên thủy còn sót lại cuối cùng của Âu Châu.
http://www.france24.com/en/20111221-romania-pledge-shield-europes-forests
http://sg.news.yahoo.com/romania-pledge-shield-europes-forests-075358974.html
Tường trình tháng 12, 2011, từ Công ty Tài chánh Phát triển Cơ sở Hạ tầng của Ấn Độ cảnh cáo về việc thiếu nước sắp xảy ra, với 14 trong 20 lưu vực sông chính hiện thời bị kiệt quệ khi công ty kêu gọi chú trọng vào việc dùng lại, tái chế, và bảo tồn các tài nguyên có giới hạn.
http://www.terradaily.com/reports/IDFC_Indias_water_supply_at_risk_999.html
http://www.upi.com/Business_News/Energy-Resources/2011/12/20/IDFC-Indias-water-supply-at-risk/UPI-24171324386727/