Sự thay đổi khí hậu Thông Tin
Nóng hơn, Nhanh hơn, Tệ hơn
Ấn hành ngày thứ tư, 22 tháng 2, 2006 do CommonDreams.org

Nóng hơn, Nhanh hơn, Tệ hơn
do John Atcheson viết
 

Trong vài tháng qua, sự phát biểu của giới khoa học thường hay bị kiềm chế đã thể hiện sự hoảng hốt khác thường khi đến với vấn đề hâm nóng toàn cầu.

Chúng ta đã tranh luận từ “điều không chắc chắn” phía sau khoa học khí hậu tiến gần đến những cảnh báo kích động từ các khoa học gia điềm tĩnh về hậu quả thảm khốc và không thể tránh được như thế nào? Có hai nguyên nhân.

Thứ nhất, không có bất kỳ sự không chắc chắn nào trong cộng đồng khoa học hơn thập niên qua. Một liên minh không trong sạch gồm các tập đoàn công ty nhiên liệu hóa thạch hàng đầu và các chính trị gia bảo thủ đã hỗ trợ tài chánh dồi dào cho cuộc vận động với thông tin sai lệch, đã tạo sự hoài nghi và tranh luận trên bề mặt gần như nhất trí của toàn giới khoa học. Ở đây họ được hậu thuẫn và tiếp tay bởi giới truyền thông thích tranh luận hơn là lẽ thật, và bởi chính quyền Bush, theo hệ thống cố gắng bóp méo giới khoa học và hăm dọa các nhà khoa học chính phủ tìm cách lên tiếng về vấn đề hâm nóng toàn cầu.

Nhưng nguyên nhân thứ hai là cộng đồng khoa học đã thất bại trong việc đoán trước thỏa đáng và mô hình một số chu trình phản ứng xác thực, nó khuếch đại tỷ lệ và phạm vi thay đổi khí hậu do con người gây ra. Và trong trường hợp hâm nóng toàn cầu, những chu trình phản tác này có thể cho thấy một số hậu quả rất phủ định. Thực tế rõ ràng là chúng ta đang tiến nhanh đến – và có lẽ vượt qua – vài cao điểm mà có thể gây ra hâm nóng tinh cầu không thể cứu vãn.

Trong một bài xã luận trên tờ báo Baltimore Sun phát hành ngày 15 tháng 12, 2004, tác giả đã vạch ra một cao điểm như vậy: chu trình phản ứng tự tăng cường trong đó nhiệt độ cao hơn khiến cho khí mê-tan – một loại khí nhà kính trữ lượng nhiệt mạnh mẽ (GHG) – thoát khỏi lớp băng được gọi là “clathrates,” làm tăng nhiệt độ, rồi gây ra thêm nhiều mê-tan thoát ra và v.v. Mặc dù có bằng chứng hùng hồn rằng chu trình này đã dẫn tới ít nhất hai sự kiện hâm nóng tột bực trong thời kỳ địa chất quá khứ, cộng đồng khoa học vẫn chưa chú ý về những hiện tượng băng đá mê-tan vào năm 2004. Ngay cả một số người bi quan đã có suy nghĩ tương tự, chúng tôi tin hoặc hy vọng rằng chúng ta có khoảng một thập niên trước khi điều gì đó giống như trong quá khứ xảy ra trở lại.

Chúng ta đã sai.

Vào tháng 8, 2005 một nhóm khoa học gia từ Đại học Oxford và Tomsk ở Nga đã công bố rằng một khối than bùn khổng lồ ở vùng Siberia, có kích thước bằng Đức quốc và Pháp quốc cộng lại đang tan chảy, thoát ra hàng tỷ tấn khí mê-tan như đã từng xảy ra trước đây.

Lần trước địa cầu đã nóng lên đủ để tạo chu trình phản ứng này là 55 triệu năm về trước, vào thời kỳ được biết như là Thời kỳ Tối Đa Nhiệt Thế, khi hoạt động núi lửa tăng, thải ra đủ lượng khí thải nhà kính (GHG) để khởi động chuỗi thoát khí mê-tan tự tăng cường chính nó. Hậu quả của hâm nóng này đã gây ra sự hủy diệt hàng loạt và phải cần hơn 100.000 năm để địa cầu hồi phục.

Dường như là chúng ta đang trên ven bờ vực sắp khởi động một sự kiện còn tệ hơn nhiều. Một hội nghị gần đây của Học viện Khoa học Tiến bộ Hoa Kỳ tại St Louis, James Zachos, chuyên gia hàng đầu về Thời kỳ PETM đã tường trình rằng khí nhà kính đang tích lũy trong khí quyển với tốc độ gấp 30 lần so với khí thải trong Thời kỳ PETM.

Chúng ta có thể vừa chứng kiến sự trốn tránh giải quyết vấn đề lần đầu tiên này trong đó có thể chứng minh đây là một chuyến đi đến địa ngục trần gian không thể tránh khỏi. 

Có một chu kỳ phản tác rõ ràng khác mà chúng ta không thể lý giải. Chẳng hạn, sóng nhiệt ở Âu châu đã giết 35.000 người năm 2003 đồng thời hủy hoại các khu rừng Âu châu, gây ra việc thải thán khí, khí nhà kính chủ yếu, nhiều hơn là sự cách nhiệt – hoàn toàn đối ngược những giả thuyết được gắn vào các mô hình của chúng ta, cho rằng rừng có tác dụng hấp thụ thán khí dư thừa.

Cùng một điều đang xảy ra với một số hệ thống sinh thái khác mà các mô hình và khoa học gia xem đó như là bể thán khí. Rừng mưa Amazon, rừng Bắc Cực (một trong những bể thán khí trên đất liền lớn nhất thế giới), và đất trồng tại các khu vực có nhiệt độ ôn hòa đều thải ra thán khí nhiều hơn là hấp thu vào, duyên do vì hâm nóng toàn cầu gây ra hạn hán, bệnh tật, hoạt động của sâu bọ và sự thay đổi trao đổi chất. Tóm lại, nhiều thứ chúng ta xem như vật hấp thu thán khí trong mô hình của chúng ta lại không có hấp thụ thán khí dư thừa; chúng bị bung ra và thải ra thán khí thừa.

Những chỏm băng ở địa cực cũng đang tan chảy nhanh hơn các mô hình dự đoán, khởi động một chu trình phản ứng mới. Ít băng đá có nghĩa là nước biển rộng hơn, thu hút thêm sức nóng có nghĩa là càng ít băng đá, và v.v.

Thậm chí tệ hơn, chúng ta quả thật đã xem thường tỷ lệ những sông băng lục địa đang tan chảy.
Các mô hình thay đổi khí hậu đã dự đoán rằng sẽ cần hơn 1.000 năm để tảng băng Greenland tan chảy. Nhưng tại cuộc họp của AAAS ở St. Louis, Eric Rignot thuộc  NASA đã trình bày những kết quả nghiên cứu chứng tỏ là thảm băng phủ trên Greenland đang bị tan vỡ và trôi vào lòng biển với mức độ tăng vọt, vượt xa hơn những gì các khoa học gia đã dự đoán, và mức độ này đang gia tốc mỗi năm. Nếu (hoặc Khi mà) thảm băng phủ trên Greenland tan chảy, mực nước biển sẽ dâng cao hơn 6 mét (21 bộ Anh) – đủ để tràn ngập hầu hết mọi hải cảng ở Hoa Kỳ.

Ở những vùng biển Nam Cực, một chu trình phản tác khác có tiềm năng tàn phá đang diễn ra. Số lượng ruốc biển giảm nhanh xuống 80% trong vài năm qua do sự mất băng biển. Ruốc biển là một loài vật quan trọng nhất trong dây chuyền thức ăn biển, và chúng cũng hấp thu số lượng lớn thán khí từ khí quyển. Không ai đoán biết cái chết của ruốc biển, nhưng cả hai hâm nóng toàn cầu và sức khỏe của hệ sinh thái biển đều tai hại. Hiện trạng này, cũng vậy, sẽ có khả năng tự vun dưỡng chính nó, khi ít đi ruốc biển nghĩa là càng có nhiều thán khí trong khí quyển, do đó làm cho biển ấm hơn, và vì vậy băng đá ít đi, băng đá giảm nghĩa là càng có ít ruốc biển và tiếp tục như thế trong tình trạng nguy hại to lớn.

Một trong các khoa học gia hành tinh ưu việt, James Lovelock, tin rằng trong tương lai không quá xa, loài người sẽ bị hạn chế chỉ còn lại tương đối vài cặp vợ chồng sinh sản duy trì nòi giống ở Nam Cực. Cách chức Giáo sư James Lovelock và xem ông như một người cuồng tưởng tuyên bố về sự tận diệt sẽ được thoải mái, nhưng đó sẽ là một lỗi lầm. Cách đây hơn một năm, vào phần kết thúc của cuộc hội nghị toàn cầu ở Exeter, Anh quốc, về chủ đề Tránh Nguy hiểm Do Thay đổi Khí hậu, các khoa học gia cảnh cáo rằng nếu chúng ta để nồng độ của khí thải nhà kính vượt quá 400 phần triệu, chúng ta rất có thể kích hoạt những hệ quả nghiêm trọng và không cứu vãn được. Chúng ta đã qua được điểm mốc quan trọng đó vào năm 2005 với chút ít sự báo trước và không ồn ào lắm.

Điều khoa học không chắc chắn trong vấn đề hâm nóng toàn cầu không phải là về nếu việc đó đang xảy ra, bị gây ra do hoạt động của con người, hoặc cho dù sẽ “tốn kém” cho chúng ta nhiều đến nỗi không thể đối phó với nó bây giờ. Vấn đề hâm nóng toàn cầu hoàn toàn đã được xác định. Các khoa học gia hiện đang tranh luận xem có phải quá muộn để ngăn ngừa sự hủy hoại tinh cầu hay chăng, hoặc là chúng ta vẫn còn chút thời gian để ngăn chận những hệ quả tệ nhất của hâm nóng toàn cầu.

Con cháu của chúng ta có thể tha thứ cho chúng ta về những món nợ chúng ta để lại cho chúng. Chúng có thể tha thứ chúng ta nếu nạn khủng bố vẫn còn dai dẳng, chúng  có thể tha thứ chúng ta đã tiến hành chiến tranh thay vì theo đuổi hòa bình, chúng thậm chí có thể thứ lỗi cho chúng ta đã bỏ lỡ cơ hội nhốt bóng ma hạt nhân trở lại trong lọ. Nhưng chúng sẽ khinh bỉ chúng ta tận xương và nguyền rủa thanh danh của chúng ta nếu để lại một thế giới với môi trường sống trơ trụi, khi chúng ta có năng lực để phòng tránh.

Và con cháu của chúng ta sẽ có quyền làm như vậy.

Bài viết của John Atcheson xuất hiện trong tờ báo Washington Post, Baltimore Sun, San Jose Mercury News, Memphis Commercial Appeal, cũng như trong nhiều tạp chí khác. Điện thư đến: atchman@comcast.net


Nguồn: www.commondreams.org