ĐỊA CẦU: NGÔI NHÀ THÂN ÁI
 
Không cần nước! Canh tác khô ở Âu Lạc (Việt Nam)   


Gần 35% tổng số mặt đất của địa cầu có những vùng khô hạn và nửa khô hạn.

Những ảnh hưởng của khí hậu thay đổi trên địa cầu không may đã gây thiệt hại với hiện nay có thêm nhiều nơi mới khắp toàn cầu gần đây trở nên khô nẻ khi trước đây lại dồi dào nước mưa và nước để tiêu dùng hàng ngày.

Chào mừng quý khán giả thân thiện sinh thái đến với Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái. Trên chương trình hôm nay, chúng tôi sẽ giới thiệu một số vụ mùa cần ít nước đến không cần nước để trồng. Canh tác trong cách như vậy được gọi là “canh tác khô.” Chúng tôi rất vui đưa quý vị đến tỉnh Bình Thuận, miền Trung Âu Lạc (Việt Nam) để xem nông dân Âu Lạc (Việt Nam) đang trồng những loại vụ mùa chịu hạn hán ra sao trong môi trường ít nước.

Âu Lạc (Việt Nam) là một quốc gia nhiệt đới. Chỉ có hai mùa mỗi năm, mùa khô và mùa mưa. Mùa khô kéo dài từ tháng 11 đến tháng 5.

Trong những tháng này có rất ít mưa. Khoảng thời gian này không lý tưởng để sản xuất nông nghiệp bình thường. Tuy nhiên, sau nhiều năm thực hành, người Âu Lạc (Việt Nam) đã sáng suốt tìm ra những loại rau cải và rau thơm thích hợp cùng với kỹ thuật canh tác đúng dẫn đến việc thu hoạch dồi dào ngay cả khi không có nước.

Những thành công của nông dân tại tỉnh Bình Thuận cho thấy khả năng của việc thực hành nông nghiệp bền vững, thu hoạch cao tại nhiều vùng khắp thế giới đang đối diện sự thiếu nước. Bây giờ hãy cùng gặp một số nông dân có tài này. 

Tiến: Về mùa nắng này trồng cây đậu xanh, cây đậu phộng và cây đậu kem; có 3 thứ đó là vì nó có thích nghi về chịu hạn. Thời gian sinh trưởng thì cây đậu phộng nói chung 100 – 115 ngày. Còn cây đậu kem và cây đậu xanh thì 60 đến 65 ngày là có thu rồi. Như vậy chỗ nào mà thiếu nước, thì làm được thôi.

SupremeMasterTV: Cô ơi mình trồng đậu này có tưới không cô?

Diễm: Dạ không.

SupremeMasterTV: Chắc chắn là mình không có tưới hả cô? (Không, không có tưới gì hết.) Bà con xung quanh đây trồng nhiều không cô?

Diễm: Nhiều, từ đây vào trong kia nhiều lắm! Nhà 5 sào, 2 sào, 3 sào… Như nhà tôi thì làm cũng được 4 sào.

SupremeMasterTV: Anh có thể cho biết là đang trồng loại cây gì không anh?

Bằng: Em đang trồng cây mè đen.

SupremeMasterTV: Cây mè đen này mình trồng có phải tưới nước không anh?

Bằng: Cây mè đen này trồng, thì không phải tưới nước, hễ tưới nước thì nó chết, nó không có chịu nước được.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Phí tổn để trồng trọt những loại vụ mùa chịu hạn hán này rất thấp và phương pháp cũng tương đối dễ.

SupremeMasterTV: Chị vui lòng cho biết là chị đang trồng loại cây nào?

Yến: Chị trồng cây rau lang này nè.

SupremeMasterTV: Vậy khi mình trồng cây này, mình có tưới nước không?

Yến: Không, không tưới nước, tưới nước mất công lắm! Không có bón phân gì hết. Tự trồng lấy ăn đó thôi chứ phân cũng không bón mà nước cũng không tưới.

SupremeMasterTV: Thế còn thuốc trừ sâu ạ?

Yến: Không, không thuốc, không men gì hết.

Thái: Đơn giản lắm! Có nghĩa là mình cứ lấy cái cuốc này mà mình cứ xới đất xổm xổm lên một cái, xong mình đặt cái gốc này xuống, mình phủ lên 15-20 cm đất, rất bình thường. Xong một cái là như vậy là nó bò ra như vậy là không phải tưới. Bởi vì đây là vùng cao nguyên đấy! Chứ ở cao nguyên thì nuớc hiếm lắm! Làm gì có nước đâu. Nhưng chúng tôi trồng cái rau này, rất đơn giản! Sau khi 6, 7, 8 tháng hết, chúng tôi, như vậy là, được cái củ nó được ăn. Mà củ nó có rất nhiều tinh bột và rất bổ dưỡng cho sức khỏe con người đấy.

SupremeMasterTV: Anh có thể vui lòng cho biết cách thức chi tiết mình trồng nó, từ lúc cày đến khi thu hoạch như thế nào không?

Lập: Mè thì nói chung nó đơn giản có cái là nó chịu hạn. Mình chỉ tốn tiền xới tác. Rồi bắt đầu mình mới rải trên mặt đất, rồi mới cày xới lấp, rồi tự nó lên.

SupremeMasterTV: Vậy khi mình trồng cây mè mà không tưới nước thì anh thấy nó có lợi gì?

Lập: Khi mình trồng mè không tưới nước nó chống hạn, thì lợi nhiều đồng vốn lắm! Nó nhẹ được đồng vốn tưới, nhẹ đồng vốn công, mọi mặt. Ví dụ như nếu mình trồng các giống như lúa, dưa hay bắp, các thứ khác thì tiền vốn bỏ ra khoảng từ 15 ~ 17 triệu. (845 đến 958 Mỹ kim) Còn mè, mình bỏ ra khoảng 1 hecta thì cỡ chừng 4,5 ~5 triệu 4,5 ~5 triệu là nhiều lắm.

Mà trong khi đó giống mè thì không khi nào dưới hai mươi mấy ngàn/1kg hết đó.

SupremeMasterTV: Vậy thì chị có thể cho biết là quá trình trồng cây đậu như thế nào?

Hoa: Thì mình cày lên, cày lên cho nó mủi đất, rồi bắt đầu mình thọc lỗ mình tỉa, mình tỉa thôi.

SupremeMasterTV: Rồi sau hai tháng rưỡi là mình thu hoạch?

Hoa: Ờ sau hai tháng rưỡi mình thu hoạch. Không cần tưới. 

SupremeMasterTV: Chị có biện pháp nào để có thể giữ ẩm cho đất hả chị?

Hoa: Thì mình tỉa xuống, thì cái đậu nó sẽ xòe lá ra, thì nó giữ ẩm… giữ ẩm đất.

SupremeMasterTV: Cô trồng trên đất này, cô có dùng phân không cô?

Hoa: Không có phân, tỉa đậu không có, khỏi cần phân.

Hòa: Mình không bón lót, rồi mình cho máy lấp giống, rồi tự nhiên cái là kể như cây đậu nó lên chứ không phải là chờ mưa, mà cũng không phải là tưới nước. 

SupremeMasterTV: Vậy là trồng cây này mình chủ yếu là thu hoạch, ít tốn công lắm phải không?

Bạc: Dạ ít tốn công! Công mình đi thu hoạch thôi, chứ còn mình tỉa ra một lần rứa thôi, rồi làm cỏ lần nữa, rồi tới thu hoạch, chứ không làm gì hết.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Mỗi năm, nông dân Âu lạc (Việt Nam) không những sản xuất số lượng lớn thực phẩm bổ dưỡng bằng cách canh tác khô, mà hệ thống ít nước của họ cũng có nhiều lợi ích cho môi trường như không dùng phân bón hay hóa chất.

Khi trở lại, chúng ta sẽ giới thiệu thêm về kỹ thuật nông nghiệp thực tiễn này. Kính mời quý vị xem tiếp Truyền Hình Vô Thượng Sư.

Chào mừng quý vị trở lại Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái. trên Truyền Hình Vô Thượng Sư.

Mùa khô ở Âu Lạc (Việt Nam) kéo dài khoảng sáu tháng. Trong thời gian này, rất khó cho nông dân địa phương trồng trọt rau cải như thường được trồng trong nửa năm kia của năm bởi vì thời tiết rất nóng và thiếu nước.

Chương trình hôm nay chiếu phương pháp canh tác khô, nghĩa là trồng trọt những vụ mùa dùng ít nước hay không cần nước. Phương pháp này được dùng ở tỉnh Bình Thuận, tọa lạc tại miền Trung Âu Lạc (Việt Nam). 
 
Lần nữa chúng ta hãy gặp một số nông dân Âu Lạc (Việt Nam) thông minh và nhiều sáng kiến tại tỉnh này đang thu hoạch vụ mùa dồi dào không cần nước.

SupremeMasterTV: Đậu thì gồm những loại đậu gì hả chị?

Hiền: Đậu cao sản, đậu kem đó! Với đậu xanh, đậu đỏ, đậu đen. Mà hợp nhất là đậu cao sản ni hơn.

SupremeMasterTV: Chị cho biết thời gian trồng đậu, bao lâu mới thu hoạch được hả chị?

Hiền: Cỡ 60 ngày thu hoạch được.

SupremeMasterTV: Năng suất thế nào hả chị?

Hiền: Năng suất nếu như trúng đó, là một sào cũng được… một tạ, một tạ mấy đó.

Hòa: Đậu xanh này là 50 ngày, là bắt đầu là nó ra bông, ra bông khoảng cỡ 65 ngày là trái đậu nó đã chín bói rồi. Cái đó là phần đó chín bói rồi. Còn mình cái đây khi nó đã chín rồi đó, nếu anh siêng thì anh hái lợt đợt thì cũng được.

Nhưng mà anh làm biếng thì anh cứ để y vậy đó nó chín, hồi nó chín hết luôn rồi mình hái một lần. Có lợi chứ, nó lợi hơn lúa. Tại vì lúa là mỗi một sào là mình có giỏi lắm chi phí hết này kia rồi, còn kiếm năm, ba trăm nghìn thôi, năm, ba trăm nghìn thôi, (16 đến 28 Mỹ kim) chứ không có hơn được đâu.

Nhưng cái anh đậu xanh này, như chứng tỏ tôi làm bên kia là hai sào, nhưng mà hư hết đi là bốn thước còn lại một sào sáu, thu hai tạ tư.

Thu hai tạ tư, hai tạ tư, thì mình chi phí rồi là vẫn còn lời được 1 sào 1 triệu.

Tiến: Làm một sào đậu phộng thu được khoảng 3 triệu, mà không đầu tư gì hết.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Một điều lợi khác của việc trồng khô là có thể cải tiến chất lượng của đất một cách đáng kể.

SupremeMasterTV: Vậy sau khi thu hoạch mè thì mình sẽ trồng tiếp cây gì?

Lập: Sau khi thu hoạch mè xong thì mình lên cây lúa, lúa xong rồi mình mới trở lại mè nữa.

SupremeMasterTV: Vậy khi mà anh trồng mè giữa 2 cái vụ mùa lúa, thì nó có làm cho xấu đất đi không anh?

Lập: Không. Cây mè mình trồng bất cứ đất ruộng, đất đồi hay vùng rừng gì thì nó vẫn tốt đất như đậu thôi. Bởi vì cái lá nó rụng xuống làm cho xốp đất dữ lắm.

Chứ nó không như cây bắp hay cây lúa, nếu mình làm riết thì mình phải cho phân nhiều chút. Còn mè thì lá làm cho xốp đất y như lá đậu, nó tốt y như đậu mình.

SupremeMasterTV: Vậy thì mình trồng cái cây đậu kem này, thì nó có làm cho đất nó xấu đi không ạ?

Tư: Không, mình trồng cây đậu kem đây đất nó vẫn giữ độ đất tốt. Vì khi mình bẻ xong là mình đã cày, thì cây đậu này nó nhừ ra nó sẽ tốt, nó sẽ cho mình được một số phân nữa.

SupremeMasterTV: Tức là nó cũng làm thành một loại phân bón tự nhiên cho cây lúa sau đó?

Tư: Dạ.

Hòa: Người ta làm nếu mà ba vụ lúa liên tục đó thì cái đó đất mới là xấu. Còn cái này đó là bây giờ anh làm cây đậu như thế này đó. Bây giờ cày lên một cái là nội cây đậu này, lá đậu này nó lấp hết trở xuống, nó làm cho độ ẩm có và nó làm cho được 1 lớp phân nữa mục ra. Phần thứ nhất là có độ ẩm, phần thứ hai làm được phân, phần thứ ba nữa là nó có làm độ xốp đất, độ đất nó tơi, nó không có cái kiểu mà đóng cục lại hoặc là chết đất.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chất lượng của các vụ mùa khô như thế nào?

SupremeMasterTV:Cái cây rau lang này, cái chất lượng nó như thế nào ạ?

Yến: Thì chất lượng tốt chứ gì đâu.

SupremeMasterTV: Còn về chất lượng thì sao ạ?

Bạc: Chất lượng thì cái đậu ni họ làm bánh, nấu xôi, nấu chè họ làm đủ thứ.

SupremeMasterTV: Còn chất lượng thì sao chị?

Hảo: Chất lượng thì rất đạt!

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Được nhiều lợi ích nhờ kết hợp với kiểu trồng trọt này, không ngạc nhiên gì khi canh tác khô đã trở nên ngày càng phổ biến ở Âu Lạc (Việt Nam).

SupremeMasterTV: Bà con cái vùng này mình trồng được nhiều không?

Khánh: Dạ nhiều.

SupremeMasterTV: Bà con canh tác như thế này, cảm thấy có vui vẻ phấn khởi? Đời sống khá hơn không?

Khánh: Dạ ngon, vui vẻ.

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Dùng trí huệ của họ, nông dân Âu Lạc (Việt Nam) thuộc tỉnh Bình Thuận đã trồng thành công nhiều loại rau cải với ít nước hay không cần nước. Xin cảm ơn họ đã chia sẻ kinh nghiệm trồng trọt với chúng tôi. Cầu xin nông dân tại các nơi khác trên thế giới đang khan hiếm nước, cũng được lợi ích từ việc thi hành kỹ thuật canh tác khô tương tự.


 
Tìm Tất Cả Chương Trình
 
 
Phổ biến nhất
 Thuần chay: Cách nhanh nhất để làm mát Địa Cầu
 Nông nghiệp từ bi: Canh tác hữu cơ không cần đất
 Tiến sĩ Rajendra K. Pachauri về hâm nóng toàn cầu: Ảnh hưởng của việc ăn thịt đối với khí hậu thay đổi
 “Thay đổi Khí hậu, Thay đổi Đời sống” Thông điệp từ Tổ chức Hòa Bình Xanh Ba Tây
 Trồng rau quả trên đất cát - Một câu chuyện từ Âu Lạc (Việt Nam)
 Phương pháp trồng trọt tự nhiên của Yoshikazu Kawaguchi
 Ảnh Hưởng Tàn Phá của Xí Nghiệp Nuôi Heo
 Thế giới thần tiên của các khu vườn bản xứ với Alrie Middlebrook
 Không cần nước! Canh tác khô ở Âu Lạc (Việt Nam)
 "Nhà": Phim tài liệu về sinh thái của Yann Arthus-Bertrand