ĐỊA CẦU: NGÔI NHÀ THÂN ÁI
 
Vai trò quan trọng của đại dương đối với khí hậu toàn cầu   
Phần 1
Phần 2

XƯỚNG NGÔN VIÊN: Xin chào quý khán giả quan tâm xem tiết mục Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái hôm nay, phần một trong tiết mục hai phần, tập trung vào mối tương quan sâu sắc giữa đại dương và khí hậu thế giới.

Chuyên gia được chiếu hôm nay là Tiến sĩ Steve Rintoul, nhà hải dương học từ cơ quan nghiên cứu khoa học quốc gia Úc Đại Lợi, một Tổ chức Nghiên cứu Khoa học và Công nghệ Thịnh Vượng Chung và Giáo sư Anders Levermann, một nghiên cứu gia kỳ cựu tại Viện Nghiên cứu Ảnh hưởng Khí Hậu Potsdam ở Đức và tác giả chính của chương Mực Nước biển Thay đổi cho Tường trình Ước định lần thứ 5 của Ủy ban Liên Chính phủ về Biến đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc.

Đại dương bao phủ 71% bề mặt Địa Cầu, chứa khoảng 97% nước trên thế giới, duy trì nhiều sự sống biển đa dạng và đóng một vai trò quan trọng trong việc điều hòa khí hậu của địa cầu trong vô số cách – trong đó có sự lưu thông của nước biển mặn, còn được biết là Băng tải Đại dương Vĩ đại.

Tiến sĩ Rintoul: Nếu quý vị nghĩ về toàn cầu và vòng hoàn lưu nhiệt này thật sự trông như thế nào, có lẽ dễ nhất là bắt đầu từ phần phía bắc của Đại Tây Dương gần đảo Greenland và Băng Lan.

Nước chìm xuống tại mặt biển ở đó và chảy về phía nam qua toàn lưu vực Đại Tây Dương cho đến khi nó đến Nam Đại Dương. Sau đó những dòng nước rất mạnh ở Nam Đại Dương phân phối nước trở lại, (và) mang nó vòng quanh địa cầu, quay tròn quanh Nam Cực.

Nước đó sẽ đi qua Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương, cuối cùng trở lại với Nam Đại Dương và dần dần ấm lại và trở nên nhẹ hơn trở lại. Sau đó, nó chảy trở vào, về phía bắc qua lưu vực Đại Tây Dương ở phần phía trên của đại dương, và đóng cái vòng đó lại.

Để biết thêm chi tiết về khoa học gia được giới thiệu trong chương trình hôm nay, xin viếng trang mạng sau đây:

Giáo sư Anders Levermann
www.PIK-Potsdam.de

Tiến sĩ Steven Rintoul   
www.CSIRO.au

 
Tìm Tất Cả Chương Trình
 
 
Phổ biến nhất
 Thuần chay: Cách nhanh nhất để làm mát Địa Cầu
 Nông nghiệp từ bi: Canh tác hữu cơ không cần đất
 Tiến sĩ Rajendra K. Pachauri về hâm nóng toàn cầu: Ảnh hưởng của việc ăn thịt đối với khí hậu thay đổi
 “Thay đổi Khí hậu, Thay đổi Đời sống” Thông điệp từ Tổ chức Hòa Bình Xanh Ba Tây
 Trồng rau quả trên đất cát - Một câu chuyện từ Âu Lạc (Việt Nam)
 Phương pháp trồng trọt tự nhiên của Yoshikazu Kawaguchi
 Ảnh Hưởng Tàn Phá của Xí Nghiệp Nuôi Heo
 Thế giới thần tiên của các khu vườn bản xứ với Alrie Middlebrook
 Không cần nước! Canh tác khô ở Âu Lạc (Việt Nam)
 "Nhà": Phim tài liệu về sinh thái của Yann Arthus-Bertrand