XƯỚNG NGÔN VIÊN: Quý khán giả quan tâm, chào mừng quý vị đến với tiết mục tuần này của Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái, giới thiệu chương trình về tình trạng băng biển và sông băng ở Bắc Cực. Bắc Cực là cực đỉnh của địa cầu, nhưng băng đá và tuyết trong vùng quý giá này đang biến mất ở tốc độ vô tiền khoáng hậu do biến đổi khí hậu, tác động bởi việc sản xuất và tiêu thụ sản phẩm động vật.
Các hoạt động phá hoại này là nguyên nhân chính cho khí nhà kính do con người tạo ra mau chóng làm nóng địa cầu.
Hôm nay chúng ta tìm hiểu vùng bắc cực tuyệt đẹp nhưng mỏng manh cần thiết cho sự sống trên Địa Cầu và ảnh hưởng thời tiết và khí hậu ra sao. Một cách Bắc Cực đóng một vai trò chủ yếu trong việc điều hòa nhiệt độ toàn cầu là qua ảnh hưởng suất phản chiếu băng đá, nhờ đó tuyết và băng biển cổ xưa trong vùng phản chiếu 85 đến 90% năng lượng mặt trời trở lại không gian, giữ cho địa cầu mát.
Do đó, càng có nhiều băng đá và tuyết hiện diện trong vùng, Địa Cầu càng mát hơn. Tuy nhiên khi lớp này biến mất, hiệu ứng đối nghịch xảy ra, khi Bắc Băng Dương đen tối và vùng đất Bắc Cực hút năng lượng mặt trời và gây ra hâm nóng toàn cầu mà sau đó đưa đến thêm nhiều băng tan và có thêm nhiều mặt biển không phản chiếu này lộ ra.
Tiến sĩ James Overland, nhà hải dương học thuộc Phòng Thí nghiệm Môi sinh Hải dương Thái Bình Dương thuộc Cơ quan Khí quyển và Hải dương Quốc gia Hoa Kỳ hướng dẫn cuộc nghiên cứu về hiện tượng này và bây giờ sẽ cung cấp thêm chi tiết.
James: Nếu không có băng đá để phản chiếu, ánh nắng mùa hè từ băng đá trắng, chúng ta hút vào thêm rất nhiều sức nóng từ mặt trời mà Địa Cầu thường không quen nhận, và sức nóng đó được đưa trở lại bầu khí quyển vào mùa thu, và điều đó giúp lập ra nhiều mô hình khí hậu rất đa dạng.
Để biết thêm chi tiết về các khoa học gia được chiếu trong chương trình hôm nay, xin viếng những trang mạng sau đây:
Tiến sĩ David Barber
www.UManitoba.caTiến sĩ James Hansen
www.GISS.NASA.govGiáo sư Anders Levermann
www.PIK-Potsdam.deTiến sĩ James Overland