Chào mừng các bạn ý thức về môi sinh
đến với Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái. Nước tuyệt đối cần thiết cho sự sống
còn của loài người và mọi chúng sinh khác trên địa cầu. Mặc dù ba phần
tư bề mặt địa cầu được bao phủ với nước, 97% nước là nước mặn. Do đó
nước ngọt chỉ tồm có 3% tổng số cung và chỉ 1% trong đó là trực tiếp có
sẵn cho nhu cầu của nhân loại.
Trong vài thập niên gần đây, do
sự khai thác quá đáng, hạn hán lâu dài do khí hậu thay đổi gây ra và sự
thoái hóa của môi trường như là ô nhiễm nước từ xí nghiệp chăn nuôi,
ngày càng có nhiều cư dân trên địa cầu phải chịu sự thiếu thốn nước
dùng.
Giáo sư Allan:
Chỉ có 10 trong 200 quốc gia trên thế giới có dư thừa nước đáng kể.
Chính nguồn nước từ họ đã giữ cho tất cả chúng ta tiếp tục.
Giáo sư Lundqvist: Chúng ta sẽ có sự gia tăng dân số lên khoảng 3 tỷ người từ năm 2000 đến năm 2050.
XƯỚNG
NGÔN VIÊN: Từ ngày 16 đến 22 tháng 8 năm 2009, những chuyên gia, người
quyết định then chốt, nhà lãnh đạo, và người tu hành từ khắp thế giới
đã quy tụ tại hội nghị Tuần lễ Nước Thế giới ở Stockholm, Thụy Điển.
Hội
nghị này được Viện Nước Quốc tế ở Stockholm tổ chức, một tổ chức nghiên
cứu chính sách bất vụ lợi, để bàn về những vấn đề liên quan đến nước
khẩn cấp nhất. Một sản phẩm từ hội nghị này là văn kiện nhất trí, “Bản
Tuyên ngôn Stockholm,” yêu cầu các chính phủ giải quyết vấn đề nước tại
hội nghị thượng đỉnh về khí hậu thay đổi ở Copenhagen sắp tới.
Harlin:
Điều tôi có thể nói rõ ràng là vầy: rằng sự đòi hỏi quá mức về nguồn
nước đang tăng gia trầm trọng và sự đòi hỏi đang gia tăng, nhất là tại
các quốc gia đang phát triển.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Trong chương
trình hôm nay, chúng ta sẽ nghe một số tham dự viên xuất chúng tại hội
nghị biểu lộ quan điểm của họ về khủng hoảng nước toàn cầu Jan
Lundqvist, Cố vấn Khoa học Kỳ cựu tại Viện Nước Quốc tế Stockholm,
nghiên cứu về cách xã hội chọn dùng tài nguyên trên địa cầu, và là một
chuyên gia về liên hệ giữa việc dùng nước với sự sản xuất thức ăn.