Tiến sĩ Jeff Hutchings: Ngân hàng Thế giới vào tháng 10 năm ngoái đã đưa ra bản báo cáo trong đó họ ước định rằng việc đánh cạn cá đã làm tiêu hao nền kinh thế thế giới 50 tỷ Mỹ kim hàng năm và đã làm tốn kém nền kinh tế 2 ngàn tỷ trong 30 năm qua.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chào mừng quý khán giả bảo vệ sinh mạng, đến với Ðịa Cầu: Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái. Trong tiết mục này, chúng ta sẽ tìm hiểu vấn đề đánh cạn cá rất nghiêm trọng và hoạt động nguy hại của loài người khác đang đe dọa trầm trọng sự sinh tồn lâu dài của loài cá đồng cư.
Lawrence Wahba: Tôi đã lặn trong biển ở bờ biển của chúng tôi trong hơn 30 năm, từ khi tôi bảy, tám tuổi. Và ngày nay chúng tôi thấy ít cá hơn so với thường thấy trước đây.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Do việc đánh cá quá nhiều trong các thập niên gần đây, người ta ước tính rằng 90% loại cá lớn nhất trong các vùng biển khắp thế giới hiện nay đã biến mất. Nhiều loài cá đang bị nhiều nguy cơ diệt chủng.
Cuộc nghiên cứu do Liên hiệp Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế thực hiện phát hiện một phần ba loài cá mập và cá đuối đang bị nguy cơ biến mất một cách vĩnh viển.
Hôm nay, Tiến sĩ Guillermo Moreno, trưởng Chương trình Hải học Hồng Kông thuộc Quỹ Đời sống Hoang dã Thế giới (WWF), Tiến sĩ Yvonned Sadovy, khoa học gia hải học và giáo sư tại Đại học Hồng Kông, cùng Tiến sĩ Jeff Hutchings, giáo sư sinh vật học từ Đại học Dalhousie, Gia Nã Đại, và một số khác chia sẻ hiểu biết chuyên môn và quan sát của họ về sự sinh tồn của loài cá trong các vùng biển.
Tiến sĩ Moreno: Mức độ thất thoát thật sự tiến đến mức độ lo sợ khắp các vùng biển. Đây là hình ảnh cho thấy bờ biển miền Đông của Hoa Kỳ và bờ biển Tây Âu. Còn phần màu đỏ chúng ta có những nơi vào thập niên 1900, đã từng có rất nhiều cá, còn mức đánh dấu xanh cho thấy mức độ cá rất thấp. Chỉ trong 99 năm chúng ta đã làm giảm số lượng cá trong các vùng này.
Giáo sư Sadovy: Thập niên 1980, chúng tôi nhận thấy chúng ta đánh cá nhiều hơn ngành cá có thể sản xuất, và đó là tình trạng đánh cạn cá. Tuy vậy chúng ta tiếp tục phát triển ngành đánh cá để đánh thêm cá nữa.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc ước tính vào năm 2002 có 4 triệu thuyền đánh cá khắp thế giới. Với nhiều đội thuyền sử dụng phương pháp làm nguy hại nhiều cho môi sinh như là phương pháp dã cào hay kéo lưới lớn phía sau thuyền và sử dụng trang bị kỹ thuật cao để tìm đàn cá một cách nhanh chóng và dễ dàng; cá đã biến mất ở một tốc độ báo động.
Tiến sĩ Jeff Hutchings: Ở Gia Nã Đại, chúng ta đã làm giảm 99% loài Cá Thu Đại Tây Dương ngoài vùng Newfoundland, ngoài bờ biển đông bắc Gia Nã Đại. Bây giờ điều đó có nghĩa gì nếu nói theo số lượng cá riêng rẻ? Điều đó có nghĩa là chúng ta đã làm giảm hơn 2 tỷ con cá được sinh nở ra. Còn có cách khác để so sánh con số đó là lấy con số 2 tỷ rồi nhân với sức nặng trung bình của cá thu thì 2 tỷ cá thu bằng khoảng 27 triệu người.
Loài cá thứ nhì được gọi là cá bơn Hoa Kỳ. Đây là loại cá bẹt. Giống như loại cá bơn hay cá lưỡi trâu. Và ngoài bờ biển đông bắc Gia Nã Đại, loài cá đã từng sinh sản rộng lớn đã giảm 96%.
Tiến sĩ Moreno: Điều đó hiện xảy ra khắp thế giới, tại vùng biển Nam Cực, Ấn Độ Dương, Đại Tây Dương, Thái Bình Dương, Bắc Cực, trong mọi vùng biển trên thế giới hiện nay.
Vì vậy điều đó có nghĩa là sau cùng chúng ta sẽ không còn con cá nào trong biển ở mức độ này.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chính phủ đang hỗ trợ tài chánh cho kỹ nghệ đánh cá, còn tăng thêm sự hủy hoại cho số lượng cá đang bị suy giảm.
Giáo sư Sadovy: Một điều chủ yếu là cái gọi là trợ cấp. Nhiều ngư nghiệp khắp thế giới được cung cấp với tài trợ từ chính phủ, giúp những ngư nghiệp đó tiếp tục, ngay cả khi không còn đủ số cá.
Để biết thêm chi tiết, xin viếng những trang mạng sau đây:
Tiến sĩ Hutchings
Myweb.dal.ca/jhutch
Tiến sĩ Moreno và WWF Hồng Kông
www.WWF.org.hk
Tiến sĩ Sadovy
www.HKU.hk/ecology/ys.htm