Gerard: Queensland vừa công bố một tường trình quan trọng cho thấy 20 năm quan sát việc đốn cây qua vệ tinh. Nếu quý vị nhìn vào số trung bình, 91% cây cối bị giải tỏa cho việc chăn nuôi.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Chào mừng quý khán giả ý thức sinh thái, đến với Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái. Trong chương trình tuần này, khoa học gia người Úc Gerard Bisshop và Tiến sĩ Clive McAlpine sẽ bàn về hậu quả thảm khốc của môi sinh bắt nguồn từ chăn nuôi trên thế giới, nhất là việc đốn rừng và biến đổi khí hậu.
Ông Bisshop gần đây nghỉ hưu khỏi chức vị khoa học gia nhận biết từ xa của nhóm Nghiên cứu Cây và Đất trồng trong Tiểu bang (SLATS) cho kế hoạch trồng thực vật và tốc độ đốn cây toàn tiểu bang Queensland, Úc Đại Lợi.
Nhóm này đã công bố một báo cáo thật hấp dẫn về quá trình 20 năm đốn rừng tại Queensland. Ngoài công trình trên tường trình SLATS, gần đây ông Bisshop cùng viết một bài báo về hậu quả vô cùng tai hại đối với môi sinh và ảnh hưởng khí hậu của ngành chăn nuôi.
Nghiên cứu này sẽ được công bố tại Hội nghị Cách niên của Hội Giáo dục Môi sinh Úc Đại Lợi vào tháng 9 năm 2010.
Điều chúng ta nhìn ở đây là nguyên nhân thông thường của việc suy thoái đất, suy thoái đất, mất đất, mất đa dạng sinh học; đó là cây cỏ cùng thú vật bị tuyệt chủng. Và việc mất rừng; đó là việc đốn rừng. Nguyên nhân thông thường, thật sự gây ra 91% của sự mất mát đó là giải tỏa đất để chăn nuôi.
XƯỚNG NGÔN VIÊN: Tiến sĩ McAlpine, một Phụ tá Giáo sư tại Khoa Địa lý, Kế hoạch và Quản lý Môi sinh tại Đại học Queensland, Úc Đại Lợi là tác giả chính của bài viết kết luận rằng tiêu thụ thịt bò là nguyên nhân của tổn thương môi sinh nghiêm trọng cho địa cầu là đưa đến biến đổi khí hậu.
Nghiên cứu được xuất bản năm vừa qua trong tập san đa ngành “Thay đổi Môi trường Toàn cầu: Con người và Khía cạnh Chính sách.”
Để biết thêm chi tiết về Tiến sĩ McAlpine xin viếng
www.GPEM.UQ.edu.au/Clive-McAlpine