Sức khỏe môi sinh & toàn cầu: Phỏng vấn khoa học gia Liên Hiệp Quốc Tiến sĩ Jonathan Patz    Phần 2
Phần 1 ( 60 MB )
Phần 2 ( 55 MB )



Hôm nay, học giả nổi tiếng thế giới và là nhà nghiên cứu về ảnh hưởng của thay đổi khí hậu đối với sức khỏe và môi sinh, Tiến sĩ Jonathan Patz, sẽ chia sẻ với chúng ta về tác động của nạn hâm nóng toàn cầu đối với nhân loại, cũng như cách giải quyết sự khủng hoảng sắp đến.

Tiến sĩ Patz có nhiều công việc giảng dạy đại học và tham gia trong nhiều tổ chức Hoa Kỳ và quốc tế.

Là Giáo sư Nghiên cứu Môi sinh và Khoa học Sức khỏe Cộng đồng tại Đại học Wisconsin-Madison, Tiến sĩ Patz chỉ đạo một sáng kiến rộng khắp đại học về sức khỏe môi sinh toàn cầu. Ông còn là giáo sư ủy nhiệm trong Ngành Khoa học Sức khỏe Môi trường ở Trường Y tế Cộng đồng Johns Hopkins Bloomberg và là một khoa học gia thành viên tại Trung tâm Nghiên cứu Khí quyển Quốc gia (NCAR).

Các hoạt động thực tế của Tiến sĩ Patz bao gồm đồng chủ tọa Hội đồng Chuyên gia Sức khỏe của Thẩm định Thay đổi và Đa dạng Khí hậu Quốc gia Hoa Kỳ, và là tác giả chính của tường trình thay đổi khí hậu Liên Hiệp Quốc/ Đánh giá Hệ Sinh thái Thiên Niên kỷ Ngân hàng Thế giới, Hội đồng Liên Chính phủ Thay đổi Khí hậu Liên Hiệp Quốc (IPCC), và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Ông đã viết hơn 75 bài báo khoa học được các chuyên gia bình duyệt về ảnh hưởng của hâm nóng toàn cầu đối với sức khỏe và môi trường.

Từ năm 1996 đến 2000, Tiến sĩ Patz là nhà nghiên cứu trưởng của nghiên cứu nhiều cơ quan lớn nhất Hoa Kỳ về thay đổi khí hậu gây nguy cơ sức khỏe. Ông đã tóm tắt với các nhà lãnh đạo Quốc hội Hoa Kỳ, Tòa Bạch Ốc và các cơ quan liên bang biết về vấn đề sức khỏe và môi sinh. Các lĩnh vực nghiên cứu của ông bao gồm ảnh hưởng của thay đổi khí hậu về ô nhiễm không khí, sóng nhiệt và mối quan hệ giữa phá rừng và các bệnh tật phát sinh ở khu vực Amazon.

Vào năm 2007, Tiến sĩ Patz đã nhận được Giải thưởng Nobel Hòa bình cùng với các các tác giả tường trình IPCC của ông và cựu phó tổng thống Hoa Kỳ Al Gore về tác phẩm thay đổi khí hậu của họ.

Tiến sĩ Patz chia sẻ nghiên cứu và kiến thức của ông trong cuộc phỏng vấn với Truyền Hình Vô Thượng Sư về những hệ quả toàn cầu đến sức khỏe nhân loại như một hậu quả của thay đổi khí hậu.

Tiến sĩ Patz: Nhiều người hỏi: “Hâm nóng toàn cầu có thật không?” và tôi không phải là nhà khí hậu học nhưng là thành viên của IPCC, thật ra tôi đã làm việc khoảng 15 năm với các nhà khí hậu học, và chúng tôi biết rằng khí hậu luôn thay đổi.

Như nhà tự nhiên học nổi tiếng John Muir nói: “Khi vạn vật liên kết với nhau, và chúng ta kết nối với một vật, chúng ta phát hiện nó nối kết với vạn vật trong vũ trụ.” Trong trường hợp thay đổi khí hậu và ảnh hưởng sức khỏe cũng tương tự như thế.

Xướng ngôn viên: Hàng ngàn năm trước Thời đại Công nghiệp, sự tập trung khí nhà kính trong bầu khí quyển của địa cầu duy trì ở mức độ tương đối ổn định. Tuy nhiên, sự cân bằng dễ vỡ của sinh quyển đang bị làm hại bởi các hoạt động làm tăng khí methane và thán khí của con người.

Tiến sĩ Patz: Các nhà khí hậu học cho biết đây là một vấn đề khẩn cấp, nếu chúng ta không thật sự khử thán khí hệ thống năng lượng của chúng ta trong 10 năm tới, tốc độ hâm nóng và mức nhiệt độ mà chúng ta sẽ tạo ra có thể khá nghiêm trọng. Phạm vị họ đang bàn trong 90 năm tới ở một mức giữa 1,5 đến 6 độ bách phân. Bởi vì nhiệt độ trung bình toàn cầu quá cao. Kỷ Băng Hà, chúng ta chỉ lạnh hơn hai độ so với nhiệt độ của chúng ta hiện nay. Cho nên chúng ta hiện nói về sự hâm nóng nhanh chóng trong thế kỷ tới; tăng từ 1,5 đến 6 độ bách phân vì nhiệt độ trung bình toàn cầu gia tăng chưa từng có.

Xướng ngôn viên: Về những hậu quả có thể xảy ra do hâm nóng toàn cầu tăng quá nhanh, bản tường trình IPCC của Liên Hiệp Quốc năm 2007 đưa ra nhiều kế hoạch. Tuy nhiên, Tiến sĩ Patz tin rằng tình trạng thực tế còn nghiêm trọng hơn nhiều so với ước đoán hiện nay trong bản tường trình.

Tiến sĩ Patz: Điều mà nhà khí hậu học nói trong tường trình IPCC là băng đá Bắc Cực đang tan chảy quá nhanh và dĩ nhiên đã gây nguy hiểm cho gấu trắng Bắc Cực. Dĩ nhiên, theo quan điểm của tôi, gấu trắng Bắc Cực là một loài vật rất quan trọng hiện bị nguy cơ tuyệt chủng. 

Nhưng hiện nay theo quan điểm của tôi, chúng không phải là loài duy nhất mà chúng ta lo lắng. Tôi nghĩ chúng ta nên lo lắng loài vật của chính mình. Các nhà khí hậu học đang tiến hành IPCC, và nơi đây tập trung hàng trăm nhà khí hậu học từ các viện nghiên cứu khí hậu tốt nhất khắp thế giới, đó là một tài liệu đã được nhất trí. Sự nhất trí này, ý tôi là đa số nhà khí hậu học này đồng ý với kết luận của IPCC, và sau đó tài liệu này qua các chuyên gia bình duyệt nhiều lần và bình duyệt của chính phủ.

Bằng cách đó, nó được gọi là tài liệu đã được nhất trí. Để đạt được sự nhất trí, và kết quả của IPCC, đó là một bản tường trình rất thận trọng. Thí dụ, mực nước biển dự đoán dâng cao khoảng nửa thước trong vòng 100 năm tới chỉ đang xem xét sự tăng nhiệt độ của các đại dương. Khi đại dương hâm nóng, nước mặn sẽ tăng, cho nên sự hâm nóng càng cao, mực nước biển dâng cao hơn hầu như đều do sự tăng nhiệt độ. Không chỉ con số là tiềm năng gây ra nhiều thảm họa hơn và bất ngờ hơn của mực nước biển dâng cao.

Xướng ngôn viên: Với mực nước biển dâng cao và sự phát sinh thời tiết khắc nghiệt hơn, người ta tin rằng sinh kế của nhiều người sẽ đối diện nguy cơ nghiêm trọng.

Tiến sĩ Patz: Nhiều nơi khác nhau khắp thế giới sẽ trải qua những nguy cơ khác nhau, nhiều tổn hại khác nhau. Thí dụ, với mực nước biển dâng cao, các vùng đồng bằng thấp như Bangladesh, hầu như cả quốc gia Bangladesh nằm trong đồng bằng thấp, phần nhiều quốc gia này sẽ bị chìm trong nước. 

Các châu thổ dọc Trung Quốc, bờ biển Trung Quốc, có nhiều nguy cơ bị lũ lụt. Ở miền tây Hoa Kỳ, một trong những đe dọa lớn nhất ở đó sẽ giảm bớt những tảng băng tuyết và nguồn nước có sẵn. Nhiều nơi của các vùng Trung Mỹ sẽ chịu hạn hán.

Xướng ngôn viên: Theo các nghiên cứu khoa học, vấn đề hâm nóng toàn cầu đã trở thành áp lực rất lớn đối với nhân loại. Các nhà khí hậu học khắp thế giới đang kêu gọi hành động ngay để giảm hâm nóng toàn cầu.

Tiến sĩ Patz: Chúng ta cần thật sự giảm nhanh nhu cầu năng lượng của chúng ta, vì vậy điều đó báo hiệu đến các nơi khác trên thế giới rằng nếu chúng ta có thể làm và giữ cương vị lãnh đạo, họ cũng có thể hành động. 

Chúng ta ở điểm chuyển hướng cần có ý thức rất cao về nguy cơ của hâm nóng toàn cầu và cần hành động ngay. Chúng ta cần hành động ở mức độ cá nhân, mức độ địa phương, mức độ thành phố, và ở tầm cỡ quốc gia và quốc tế.

Các lựa chọn phương tiện di chuyển, chuyển xanh ngôi nhà và nơi làm việc của mình, giảm ăn thịt, đây là những việc mỗi người có thể làm. Các cộng đồng có thể yêu cầu các tuyến đường an toàn đến trường và bỏ phiếu cho những đại biểu có trách nhiệm trong các vấn đề môi trường và sức khỏe lâu dài. 

Ở tầm cỡ quốc gia, chúng ta thật sự cần nhận thức đây là vấn đề quốc tế, đó thật sự là một vấn đề toàn cầu, mà chúng ta phải giải quyết trong những thương lượng quốc tế có ý nghĩa.

Xướng ngôn viên: Tiến sĩ Patz là giáo sư nối tiếng của Đại học Wisconsin-Madison, ông đã đóng góp vào bốn bản báo cáo của IPCC về khí hậu thay đổi từ năm 1995 đến năm 2007 như một tác giả hàng đầu. 

Hiện nay, một phần quan trọng trong nghiên cứu của ông là làm việc với các khoa học gia thuộc nhiều lĩnh vực như khí hậu học, sinh thái học, sinh thái phong cảnh và thủy học để thẩm định sức khỏe môi sinh toàn cầu.

Tiến sĩ Patz: Trong việc giải quyết vấn đề hâm nóng toàn cầu, có nhiều vấn đề. Thứ nhất, dĩ nhiên, là việc đốt nhiên liệu hóa thạch. Chúng ta cần các hệ thống năng lượng hữu hiệu hơn, chúng ta cần tránh đốt than đá, dầu đốt, chúng ta cần năng lượng bền vững. Nhưng có một vấn đề khác, đó là việc sử dụng đất. Nạn phá rừng thật ra chịu trách nghiệp ba phần tư của vấn đề. Khi quý vị đốn rừng và thán khí vẫn còn lưu trữ trong cây, việc đốn rừng gây nên khí thải khí nhà kính, chịu trách nhiệm cho khoảng 20-25% của vấn đề hâm nóng toàn cầu.

Tôi không muốn là người quá tin tưởng vào công nghệ. Ý tôi là, việc đầu tiên chúng ta cần làm là bảo tồn năng lượng và đó không phải là công nghệ. Đó là giảm tiêu thụ nước. Tốn rất nhiều thán khí và năng lượng để thật sự lọc một galông nước thành nước uống; vì vậy chỉ cần tiết kiệm nước tiết kiệm năng lượng khi sưởi ấm nhà, lắp rèm cách điện vào cửa sổ, đặt bình mặt trời trên mái nhà.

Xướng ngôn viên: Một nguyên nhân chính của nạn đốn rừng là việc sản xuất thịt. Là một chuyên gia về sức khỏe môi sinh công cộng, Tiến sĩ Patz nhấn mạnh nhiều vào vai trò của trường chay, nghĩa là dinh dưỡng không động vật, để giảm hâm nóng toàn cầu và cải thiện y tế cộng đồng.

Tiến sĩ Patz: Tổ chức Nông Lương, FAO, đưa ra bản báo cáo cho thấy dinh dưỡng thịt và chăn nuôi gia súc để lấy thịt tốn năng lượng vô cùng. Điều này thật ngạc nhiên bởi nó cao đến 18% số lượng khí nhà kính. 

Tôi cho rằng đây là vấn đề khá quan trọng và chúng ta cần nắm bắt nó, việc sản xuất chất đạm từ gia súc hao tốn vô cùng xét về lượng nước cần thiết, để sản xuất cùng một lượng chất đạm từ thịt so với rau đậu; tôi nghĩ cần từ bảy đến tám lần nhiều năng lượng hơn để sản xuất chất đạm đó.

Nói cách khác, cần hao tốn khá nhiều tài nguyên thiên nhiên và năng lượng để sản xuất thịt bò. Vì vậy, xét về trách nhiệm với môi sinh, tôi cho rằng ngành chăn nuôi cho thấy sự tiêu hao lượng năng lượng khá lớn, một lượng lớn nước cũng như đất đai; khi chuyển hóa rừng thành đất chăn nuôi, chúng ta đã thay đổi rất nhiều địa chất. 

Trên thực tế, riêng ngành nông nghiệp đã thay đổi cảnh vật của địa cầu nhiều hơn bất cứ tài xế nào. Vì vậy tôi sẽ tán thành việc từ bỏ dinh dưỡng thịt, vì điều này thật sự không bền vững, và không chỉ vậy, chúng ta biết từ dinh dưỡng Tây phương rằng ăn quá nhiều thịt không tốt cho quý vị và vấn đề bệnh tim và ung thư.

SupremeMasterTV: Và bệnh tiểu đường.

Tiến sĩ Patz: Bệnh tiểu đường, đúng vậy, bệnh béo phì, tiểu đường. Nếu có thể giảm tiêu thụ thịt, chúng ta có thể bảo tồn môi sinh và cũng cải thiện sức khỏe cá nhân của mình, và giảm nguy cơ mắc phải những bệnh kinh niên này.

Xướng ngôn viên: Khi khí hậu của chúng ta không cân bằng, ảnh hưởng nhiều nhân tố mà lẽ ra phải hỗ trợ hệ sinh thái lành mạnh trong đời sống bền vững.

Tiến sĩ Patz: Khi chúng ta nghĩ về bệnh truyền nhiễm, chẳng hạn, phần lớn các bệnh của con người mới phát sinh, thật ra là những bệnh truyền nhiễm từ động vật.

Nói cách khác, đây là các bệnh tật trong đời sống hoang dã lây giữa các loài, ảnh hưởng sức khỏe chúng ta. Khi thay đổi điều kiện khí hậu, khi thay đổi môi trường sống thiên nhiên, sự đa dạng sinh học, chúng ta thật ra có thể có nguy cơ phát sinh căn bệnh mới này cao hơn. Hãy cho phép tôi đưa ra một thí dụ: Bệnh liệt kháng xuất phát từ loài vượn. 

Hiện nay điều đó được truy ra là bắt nguồn từ việc săn bắt thú vật trên cây ở Phi châu, đó là một siêu vi trùng có trong loài vượn đã lây truyền sang loài người do hoạt động của con người, do việc săn thú để lấy thịt. Bệnh sởi, bệnh lao, đều xuất hiện khi chúng ta thuần hóa các súc vật. Những bệnh này của thú vật, đã lây lan sang loài người. Có những nghiên cứu ước tính rằng 75% những bệnh tật mới của con người thật ra bắt nguồn từ thú vật.

Xướng ngôn viên: Ảnh hưởng môi trường về phát triển nhiên liệu sinh học đang được nghiên cứu nhiều khi có nhiều bằng chứng cho thấy việc sử dụng và canh tác một số vụ mùa nào đó cho nguồn nhiên liệu này không bền vững.

Tiến sĩ Patz: Nạn đốn rừng hiện nay đang ở mức báo động để cung cấp dầu dừa ở vùng Đông Nam Á, tôi nghĩ nhất là ở Nam Dương, nhu cầu dầu dừa cho nhiên liệu sinh học, nhưng dầu dừa còn dùng cho nguyên liệu thực phẩm khác. 

Do đó đây là điều khẩn cấp, rằng giá trị của rừng nguyên sinh và ý tưởng về việc giảm khí thải để bảo tồn rừng mưa thiên nhiên, và phổ biến thông điệp này vô cùng quan trọng và khẩn cấp. Có lẽ chúng ta có thể giảm số lượng đồn điền trồng dầu dừa.

Dĩ nhiên, ở các vùng khác trên thế giới việc trồng nhiên liệu sinh học có những mặt tốt và mặt xấu. Vì vậy, có một nghiên cứu gần đây đưa ra cho thấy để sản xuất nhiên liệu sinh học, thật ra có thể phản tác dụng, nếu chúng ta chọn lầm nhiên liệu sinh học, nếu chúng ta tìm chất ethanol trong ngô, nó có rất ít năng lượng so với năng lượng cần để sản xuất ra nó, hãy nghĩ đến năng lượng để trồng cây ngô và về phân bón, tôi nghĩ đó là khoảng một đơn vị năng lượng vào và chỉ có 1,2 đơn vị ra; điều này không đáng. 

Rồi quý vị làm ô nhiễm môi trường hơn, thải nhiều phân bón hơn xuống sông Mississippi tới vùng Đất Chết và Vịnh Mễ Tây Cơ, thật sự có vài cách sai khi làm nhiên liệu sinh học. Nhưng cũng có một số lợi ích để làm nhiên liệu sinh học.

Quý vị cần chắc chắn rằng việc điều trị không xấu hơn căn bệnh. Vậy, chúng ta cần rất cẩn thận khi khử thán khí năng lượng của mình và tránh dùng nhiên liệu hóa thạch, điều chúng ta phải làm. 

Ở nhiều nơi, từ việc bảo tồn rừng, đến việc dùng nhiều năng lượng tái tạo, đến việc giảm thịt, đến các thành phố xanh và sạch hơn, tới việc cải thiện giao thông, trên nhiều bình diện, nó phải là biện pháp phối hợp nhiều mặt để giải quyết vấn đề.

Tiến sĩ Patz: Thay đổi khí hậu là một loại nguy cơ sức khỏe rất khác biệt so với những gì chúng ta đã từng đối phó. Chúng ta thường tìm thuốc chủng ngừa, dược phẩm và cách điều trị những bệnh tật nào đó, nhưng khi quý vị khuấy động khí hậu địa cầu, và do đó ảnh hưởng môi trường sống và hệ sinh thái mà trong đó các bệnh tật sinh học có thể xuất hiện, có thể có một vài tác dụng rộng lớn hơn nhiều.

Vì vậy tôi có thể bắt đầu với một vài ảnh hưởng trực tiếp. Chúng ta biết rằng người ta chết vì sóng nhiệt. Sóng nhiệt năm 2003 xảy ra tại Âu châu, giết chết trên 70.000 người không đầy hai tuần lễ. Đó là một thảm họa sức khỏe cộng đồng. Sóng nhiệt đó chưa từng xảy ra, quá cao trên mức phân phối nhiệt độ mùa hè bình thường tại Âu châu, mặc dù quý vị không thể trách sóng nhiệt, mưa bão hay cuồng phong về hâm nóng toàn cầu, các nhà khí hậu học đã quan sát sự kiện đó thật sự lên cực điểm ra sao, họ nói rằng sự hâm nóng, khí nhà kính mà chúng ta thải vào không khí gây hâm nóng toàn cầu gấp hai lần khả năng có một sự kiện thái quá như vậy.

Vì vậy các nhà khí hậu học cho thấy sự kiện đó ở Âu châu có thể là một điều chúng ta dự đoán xảy ra nhiều hơn trong tương lai. Sự quan tâm khác mọi người bàn về các trận bão lớn và các trận bão tai hại này, và đó là vấn đề y tế khác: căng thẳng hậu chấn thương. Số người chết trong bão lớn, cuồng phong và lũ lụt. Nhưng sau đó họ cũng không còn nhà cửa. Gánh nặng sức khỏe tâm thần về khí hậu khắc nghiệt khá nghiêm trọng.

Đây là ước đoán với thay đổi khí hậu. Các nhà khí hậu học nhắc chúng ta, điều đó không chỉ thủy ngân tăng lên. Đó là sự khắc nghiệt trong biến đổi khí hậu: thêm nhiều lũ lụt, nhiều hạn hán, nhiều sóng nhiệt khắc nghiệt. Chúng ta còn có những đợt gió lạnh. Nhưng những biến đổi khí hậu khắc nghiệt này cũng gây tổn hại đến dân số loài người.

Xướng ngôn viên: Sự tăng của nhiệt độ bầu khí quyển toàn cầu cũng sẽ làm tăng ô nhiễm không khí, vì vậy đưa đến những vấn đề liên hệ sức khỏe công cộng.

Tiến sĩ Patz: Đa số người nghĩ về ô nhiễm không khí đến từ ống khói hoặc từ hệ thống thải khí trong xe của quý vị, và hy vọng quý vị chạy xe đạp nhiều hơn lái xe hơi. Nhưng có một điều, có chất ô nhiễm thứ sinh, khí ô-zôn, khí ô-zôn mặt đất.

Sương mù quang hóa là một khí ô nhiễm thứ sinh, tạo thành khi khí nitrogen oxide, khí ô nhiễm thải ra từ ống thải của xe hơi quý vị hòa lẫn với các hợp chất hữu cơ dễ bay hơi, VOC, giống như hơi xăng chưa cháy hết. Chúng hòa lẫn trong không khí và với ánh nắng và nhiệt độ đủ nóng để gây ra sương, tạo ra loại ô nhiễm sương. Thật ra đó là khí ô-zôn, khói mù nâu. Và khí đó vô cùng nhạy cảm với nhiệt độ.

Nếu chúng ta có thể giảm khí thải ô nhiễm không khí, giảm đốt than đá và đốt xăng dầu, hy vọng chúng ta sẽ không thấy nhiều ô nhiễm không khí. Nhưng nếu khí thải không đổi, với điều kiện giữ mức đó liên tục, chỉ hâm nóng không khí có thể tăng mức độ ô nhiễm khí ô-zôn mặt đất, đó là một vấn đề hô hấp.

Xướng ngôn viên:  Ngày nay, một trong các vấn đề sức khỏe cộng đồng nghiêm trọng nhất liên hệ đến thay đổi khí hậu làm các chuyên gia quan tâm là cách kiềm chế sự lan tràn của bệnh truyền nhiễm trên thế giới đang bị hâm nóng.

Tiến sĩ Patz: Bệnh truyền nhiễm, nhất là bệnh do côn trùng truyền, nghĩa là bệnh do côn trùng hay loài gặm nhấm gây ra rất nhạy cảm đối với các thay đổi nhỏ trong khí hậu.

Muỗi là côn trùng máu lạnh, cho nên nhiệt độ trong không khí là gì, đó là thân nhiệt của muỗi. Giống muỗi mang theo rất nhiều bệnh tật như sốt rét, sốt xuất huyết, siêu vi khuẩn West Nile, viêm não Nhật. Tất cả những bệnh này là bệnh do côn trùng gây ra và tùy thuộc rất nhiều vào ảnh hưởng nhiệt độ.

Dĩ nhiên thay đổi khí hậu thật ra có thể ảnh hưởng cả hai bệnh do côn trùng gây ra và do nước. Nếu chúng ta nói về sự khắc nghiệt của chu kỳ nước, các nhà khí hậu học nói đó không phải chỉ nhiệt độ, mà không khí ấm bốc hơi từ đất nhanh chóng, cho nên quý vị có nhiều hạn hán. Nhưng khi nào chúng ta có những cơn mưa dông lớn nhất? Khi nào trời thật nóng vì không khí ấm giữ lại nhiều hơi ẩm, nên khi trời mưa, có thể mưa rất to.

Cho nên sự khắc nghiệt về chu kỳ nước, thêm nhiều hạn hán và lũ lụt có thể đưa đến những vấn đề từ bệnh tật do nước tạo ra. Chúng ta hiện có như là một sự tái khai minh vì điều đó là về các yếu tố môi sinh thật sự quan trọng như thế nào.

Khi chúng ta chuyển đổi sự cân bằng, thí dụ nếu chúng ta đốn một khu rừng và thay đổi sự đa dạng các loài vật, quý vị có thể có các giống bệnh có tính gây bệnh xuất hiện khi một loài vật kiềm chế giống khác.

Nếu quý vị diệt một loài vật, thí dụ ở Amazon, giống muỗi Anopheles darlingi, được gọi là muỗi darlingi, nhưng đó là loại muỗi nguy hiểm nhất ở Nam Mỹ, nếu quý vị đốn rừng, đây là nghiên cứu chúng tôi thực hiện ở vùng Peru Amazon, quý vị có thể thật sự thay đổi môi trường sống mà muỗi chế ngự các giống muỗi khác, là mối nguy cơ cho bệnh sốt rét.

Nên, chúng tôi nhận ra điều đó khi mình xáo trộn môi trường. Một số bệnh tật có thể giảm nhưng trong nhiều trường hợp, bệnh sẽ tăng. Vì vậy với thay đổi khí hậu, bằng cách xáo trộn khí hậu của địa cầu, quý vị có ảnh hưởng toàn thế giới về thay đổi sinh thái.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) đã thực hiện một cuộc thẩm định để đặt ra nghi vấn: Bệnh tật đã thay đổi bao nhiêu do nạn hâm nóng chỉ từ khí thải khí nhà kính của 30 năm qua? Do đó từ sự kiện nhiệt độ hâm nóng từ năm 1970-2000, hâm nóng đó đã ảnh hưởng gì với sức khỏe cộng đồng? Họ đã quan sát một số bệnh tật nhạy cảm với khí hậu. Họ quan sát những làn sóng nhiệt, bệnh sốt rét, bệnh tiêu chảy, thiếu dinh dưỡng và dân chúng chết trong lũ lụt.

Thật ra trong phân tích sau cùng, họ bỏ qua sóng nhiệt và chỉ quan sát về thiếu dinh dưỡng, bệnh tiêu chảy, sốt rét và lũ lụt. Họ đã kết luận với những ước tính rất bảo thủ thật ra là ngày nay đã có 166.000 người chết mỗi năm chỉ từ nạn hâm nóng đã xảy ra trong 30 năm qua.

Những con số đó chưa bao gồm sóng nhiệt, ô nhiễm không khí, các bệnh tật do nước gây ra mà chúng ta nói đến, hoặc vấn đề người tỵ nạn liên hệ đến môi sinh. Vì vậy đó là một sự ước tính bảo thủ.

Xướng ngôn viên:  Dựa theo nghiên cứu và quan sát khoa học, có thêm những dấu hiệu cho thấy là sự thay đổi khí hậu đang tăng nguy cơ bệnh tật do côn trùng gây ra trong một số vùng. Có vài trường hợp mà chúng tôi đã thấy dịch bệnh như muỗi Aedes egyptae hay thật ra là muỗi vằn, muỗi hổ Á châu, bị giới hạn trong phạm vị địa lý bởi nhiệt độ đông lạnh.

Do đó khi chúng tôi thấy nhiệt độ tăng và đường đẳng nhiệt của áp suất đông lạnh càng ngày càng đi xa hơn hướng đến hai cực, giống muỗi này thật sự tăng phạm vi của nó. Giống muỗi đó còn được chuyên chở khắp thế giới trong bánh xe, nên sự vận chuyển quốc tế cũng có liên hệ với việc đó.

Một loại bệnh, đó là bệnh trong gia súc, gần đây có một chứng bệnh ở Âu châu, được gọi là bệnh lưỡi xanh, ảnh hưởng gia súc và đã cho thấy sự lan tràn về hướng bắc và theo các tài liệu nghiên cứu, đó là một điểm mà các khoa học gia tin rằng nạn hâm nóng dần dần có liên hệ trực tiếp đến sự làn tràn của bệnh đó.

Với sự gia tăng của khắc nghiệt thời do hâm nóng toàn cầu gây ra, người ta dự đoán rằng những bệnh tật liên hệ và vấn đề sức khỏe cộng đồng sẽ tăng trong tương lai gần. Các nhà khí hậu học nói hâm nóng toàn cầu không chỉ là một gia tăng nhiệt độ từ từ, đó là một gia tăng mức độ thường xuyên các sự kiện khắc nghiệt xảy ra, dù đó là sóng nhiệt, lũ lụt, hay hạn hán.

Đó là mức độ thường xuyên về các sự kiện khắc nghiệt gia tăng. Rất nhiều kiến thức y tế chúng ta có ngày nay được dựa vào thay đổi khí hậu thiên nhiên, những điều giống như hiện tượng El Nĩno xảy ra mỗi ba đến năm năm, mang lại khí hậu khắc nghiệt đến nhiều nơi trên thế giới.

Chúng ta có thể xem điều đó, việc gì xảy ra khi mình có hiện tượng El Nĩno, điều gì xảy đến bệnh dịch tả, điều gì xảy đến bệnh tiêu chảy, điều gì xảy đến bệnh sốt rét tại một số nơi trên thế giới chịu đựng khí hậu không hợp lý, khí hậu bất thường thái quá, và chúng tôi thấy phản ứng rõ ràng trong nhiều trường hợp.

Bệnh sốt xuất huyết, sốt rét, và những bệnh tật khác, và chúng tôi biết rằng các bệnh này đều nhạy cảm với khí hậu, và khi khí hậu thay đổi thái quá, chúng tôi thấy phản ứng, thấy trong nhiều trường hợp, một sự gia tăng bệnh tật.

Một vấn đề làm tôi lo sợ là nếu chúng ta kết hợp sự gia tăng các trận bão, gió xoáy và mực nước biển dâng cao, chúng ta sẽ có nhiều cộng đồng ven biển sẽ cần được di cư. Dân chúng sẽ bị buộc phải di chuyển. Chúng tôi biết nhiều nghiên cứu sức khỏe cộng đồng, có một gánh nặng lớn về bệnh tật khi dân số phải dọn đi, vấn đề tỵ nạn.

Họ sẽ di chuyển đến những nơi họ chưa được chủng ngừa bệnh, hoặc họ mang bệnh tật đến những nơi mới. Họ không có nơi ẩn trú. Sẽ có sự xáo trộn về các nguồn y tế và hạ tầng cơ sở. Rất khó để đưa ra con số cho vấn đề này và để nghiên cứu vấn đề mà tôi gọi là tỵ nạn môi sinh: bó buộc di tản dân chúng khỏi những thiên tai về môi sinh. Nhưng, nói thật với quý vị, đó có thể là núi băng trôi nằm dưới chóp núi băng trôi.

Các bệnh tật nhạy cảm khí hậu và sóng nhiệt này, rất quan trọng, nhưng nếu chúng ta nói về việc di tản khối dân số và... cảnh xáo trộn, nhất là sự định cư ven biển. Tôi nghĩ hơn 50% dân số thế giới sống trong vòng vài cây số cách bờ biển, đây có thể là vấn đề rất to lớn khác. Chúng tôi không có con số cho điều này, nhưng vấn đề bó buộc tản cư có thể rất to lớn.

Xướng ngôn viên:  Mặc dù Tiến sĩ Patz bày tỏ sự quan tâm nghiêm túc về các vấn đề sức khỏe cộng đồng liên hệ đến hâm nóng toàn cầu, ông có hy vọng cho tương lai của nhân loại.

Tiến sĩ Patz: Để bàn về thay đổi khí hậu, chúng ta thật sự có vô số cơ hội. Chúng tôi muốn là tiên phong và phòng ngừa một số bệnh ngược dòng này. Nên, nếu chúng ta nghĩ đến bảo tồn năng lượng tốt hơn, giảm đốt nhiên liệu hóa thạch, giảm khí thải khí nhà kính vốn gây hâm nóng toàn cầu, qua việc đối phó vấn đề năng lượng, chúng ta có thể có hệ thống vận chuyển hữu hiệu hơn, nơi mà mọi người thi hành nhiều hơn.

Vậy quý vị có rất nhiều lợi ích về tập thể dục, sức khỏe tinh thần, xây dựng cộng đồng, mà chúng ta thật sự có một điều khích lệ để làm cộng đồng và thành phố lành mạnh hơn khi chúng ta bàn về thay đổi khí hậu.



 
 
HỘI NGHỊ KHÍ HẬU THAY ĐỔI VỚI THANH HẢI VÔ THƯỢNG SƯ
THANH HẢI VÔ THƯỢNG SƯ GIẢNG VỀ MÔI SINH
Hội thảo truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư và nhân viên Truyền Hình Vô Thượng Sư
Khai thị từ những buổi gặp mặt quốc tế năm 2008 và 2009
NẤU ĂN ĐƠN GIẢN và BỔ DƯỠNG VỚI THANH HẢI VÔ THƯỢNG SƯ
Người Sống Bằng Không Khí
Vua và v.v.
Lời Pháp Cam Lồ
MÀN HÌNH CUỘN GIẢI THƯỞNG TRONG THÁNG
Constructive Scrolls
Màn hình cuộn Hòa Bình & Tự Do
Lời Pháp Cam Lồ của Thanh Hải Vô Thượng Sư
GIẢI GƯƠNG LÃNH ĐẠO SÁNG NGỜI THẾ GIỚI