Ngành chăn nuôi động vật phát ra khí các-bon đen chết người  
email to friend  Gửi bản này cho bạn bè   Nếu quý vị muốn kèm phim này vào diễn đàn hoặc trang mạng của quý vị, xin vui lòng bấm vào các địa chỉ mạng sau đây để sao chép mã nguồn  sao chép bản gốc   In
( 47 MB )

Kính chào quý khán giá yêu sinh thái, chào mừng quý vị đang xem Địa Cầu: Ngôi Nhà Thân Ái. Trong chương trình hôm nay chúng ta tìm hiểu ảnh hưởng của khí tồn tại ngắn hạn, than đen, trên khôn băng đá và hâm nóng Địa Cầu và vai trò của ngành chăn nuôi và phá rừng để chăn nuôi gia súc trong việc tăng cường ảnh hưởng của than đen.

Than đen còn được biết là bồ hóng, là nhân tố hâm nóng mạnh có nguồn gốc từ việc đốt cháy chưa hoàn toàn nhiên liệu hóa thạch, thoát khí dầu diesel, bếp lửa không hiệu quả chủ yếu dùng ở các quốc gia đang phát triển đốt cháy sinh khối như phân thú khô, gỗ, bụi cây, hay hoa màu thải làm nhiên liệu, và dùng lửa để giải tỏa rừng và thảo nguyên.

Khi phân tử than đen bay, chúng có ảnh hưởng hâm nóng mãnh liệt, nhưng có ảnh hưởng lớn hơn khi chúng lắng đọng trong khối băng đá. Đây là lo lắng chủ yếu và tại sao khí thải than đen cần được bàn tới lập tức. Tuổi thọ của khí quyển có từ 1 đến 4 tuần và Khả năng Hâm nóng Toàn cầu (GWP) trên giai đoạn 20 năm, được tính từ khoảng 1.600 tới 4.700 lần sức hâm nóng của thán khí.

Ảnh hưởng hâm nóng của than đen xảy ra theo hai cách:
(1) Trong khí quyển khi phân tử đen hấp thụ ánh sáng mặt trời và tỏa nhiệt; và
(2) Các phân tử lắng đọng trên bề mặt Địa Cầu, cụ thể trên khối băng đá nơi chúng giảm khả năng của băng đá phản chiếu ánh nắng trở vào không trung và gây tan chảy nhanh chóng bằng cách phát ra nhiệt từ việc hấp thụ ánh nắng.

Giáo sư Jefferson Simões là giám đốc của Viện Khoa học Băng đá lạnh Quốc gia Ba Tây và Đại biểu Quốc gia cho Ủy ban Khoa học về Nghiên cứu Nam Cực (SCAR). Ông lập phòng thí nghiệm quốc gia đầu tiên ở Ba Tây cống hiến cho nghiên cứu khoa sông băng và cực địa lý và gần đây trình chiếu thông tin về sự hiện diện của than đen ở Nam Cực và ảnh hưởng của nó lên khối băng đá ngày 3 tháng 11 năm 2010 Các nhà lãnh đạo bảo tồn tương lai chúng ta: Bước tiến và ưu tiên về biến đổi khí hậu ở Luân Đôn, Anh quốc.

Để biết thêm tài liệu về các tổ chức đại diện khách mời hôm nay, xin viếng các trang mạng sau đây Giáo sư Jefferson Simões của Viện Khoa học Băng đá lạnh Quốc gia Ba Tây (Thuộc Bộ Khoa học và Công nghệ Ba Tây) www.CNPQ.br
John C. Topping của Viện Khí hậu www.Climate.org
Gerard Wedderburn-Bisshop của Tổ chức Bảo tồn Thế giới www.WorldPreservationFoundation.org