Hâm Nóng Toàn Cầu: Việc Cần Làm Ngay   
( 50 MB )


Hâm Nóng Toàn Cầu: Việc Cần Làm Ngay
Nhắc nhở về nguyên nhân chính của hâm nóng toàn cầu:

Năm 2006, Liên Hiệp Quốc tường trình rằng việc chăn nuôi súc vật cho thực phẩm tạo nhiều khí thải nhà kính hơn tất cả xe hơi và xe tải trên thế giới hợp lại.

Viên chức cao cấp của Tổ chức Nông Lương Liên Hiệp Quốc, Henning Steinfeld, cho biết kỹ nghệ thịt là “một trong những yếu tố chính gây tác hại nghiêm trọng cho môi sinh ngày nay.”

DẤU HIỆU CẢNH BÁO

Phát hiện tại Nam Cực cho thấy băng đá tan chảy nhiều như Bắc Cực vào mùa hè vừa qua.

Sau khi quan sát các tảng băng tan chảy của Nam Cực vào tháng 1, 2008, Thủ tướng Na Uy Jens Stoltenberg nói: “Chuông báo động đang reo. Thật là vô trách nhiệm khi những nhà hữu trách bỏ qua những dấu hiệu này.”

Khám phá từ nghiên cứu của Hans von Storch, Viện trưởng Nghiên cứu Vùng Duyên hải GKSS ở Đức, cho thấy khuynh hướng hâm nóng cao bất thường tại biển Baltic do thay đổi khí hậu.

Hội các khoa học gia về địa cầu và không gian lớn nhất thế giới, Hiệp hội Địa Vật lý Hoa Kỳ (AGU), đã tuyên bố cho biết sinh hoạt của loài người là nguyên nhân chắc chắn của việc hâm nóng toàn cầu.

Các khoa học gia phát hiện rừng và biển đang tới mức quá tải, không thể hấp thụ thêm khí thải, có nghĩa là sự gia tăng nhiệt độ thậm chí sẽ nhanh hơn.

Với nhiệt độ toàn cầu đến 1,4 độ và vẫn còn tăng, John Holdren, chuyên gia về chính sách từ Đại học Harvard, nói rằng gia tăng tổng cộng 3,6 đến 4,5 độ cho thấy sự nguy hiểm mà thế giới đang đối diện với “ảnh hưởng thay đổi khí hậu khủng khiếp và không thể kiểm soát.”

Theo một nghiên cứu kéo dài 20 năm do Đại học Helsinki thực hiện, các mùa đông đang dần dần ngắn hơn, hiện làm suy yếu khả năng của các khu rừng miền bắc để hấp thụ khí thải nhà kính.

Nhà nghiên cứu trưởng Timo Vesala nhận xét: “Điều này có nghĩa là ảnh hưởng hâm nóng lớn hơn.”

Hâm nóng toàn cầu khiến sông băng Trung Quốc giảm 7% mỗi năm, có thể gây ảnh hưởng nguy hại đến 300 triệu người tùy thuộc vào nước.

Các ao hồ tại Bắc Cực từng là một phần của phong cảnh trong 6.000 năm qua đã khô cạn do mùa hè kéo dài ở Bắc Cực.

Mực nước biển dâng cao và bão lớn gây ra do nạn hâm nóng toàn cầu tại Di sản Thế giới UNESCO của Ái Nhĩ Lan có thể cuốn đi một số cột trụ to.

Các nhà khí tượng học tại trạm nghiên cứu Troll của Na Uy ở Nam Cực nói rằng thán khí trong không khí đã vượt mức kỷ lục.

Những ảnh hưởng của việc hâm nóng toàn cầu về nhiệt độ biển đã dẫn đến hiện tượng “vùng chết” trong đại dương.

Các nhà địa chất Anh quốc tại Đại học Leicester nói rằng những thay đổi trong môi sinh do dân số loài người gia tăng và công nghiệp hóa quá lớn đến nỗi kỷ Toàn-tân trước thời công nghiệp của tinh cầu hiện kết thúc và bước vào thời đại mới gọi là kỷ nguyên Kỷ Nhân Sinh.

THIÊN TAI
Tường trình Liên Hiệp Quốc về thiên tai năm 2007 cho biết 9 trong 10 thiên tai lớn nhất gây nên từ biến đổi khí hậu.

ĐẤT CHÌM, SỰ XÓI MÒN & NƯỚC BIỂN DÂNG CAO

Nhà hải dương học Úc Steve Rintoul ước lượng tỷ lệ tan chảy băng đá nhanh có nghĩa là 100 triệu người sống trong vòng 1 thước trên mực nước biển “sẽ cần di tản nơi khác” để tránh mực nước biển dâng cao.

Các viên chức di tản 20.000 người dân trên đảo vào năm 2000 từ khu vực thấp nhất của Đảo Duke of York, một trong những hải đảo gần Papua New Guinea.

Đảo Lohachara của Ấn Độ biến mất dưới nước do nạn hâm nóng toàn cầu, để lại 70.000 người tỵ nạn trên các hải đảo lân cận.

Bờ biển tại các quốc gia Tây Phi như Benin, Ghana, Bờ biển Ngà, Guinea và Nigeria đang mất dần trung bình 10 thước mỗi năm, và mực nước biển trên bờ biển Tây Phi có thể tiếp tục dâng cao.

Theo Richard Lochhead, Bộ trưởng Nông thôn tại Anh quốc: “Mùa đông của chúng ta ngày càng ẩm hơn, ấm hơn, mực nước biển đang dâng cao và sự xói mòn bờ biển đang gia tăng. Những điều này đang xảy ra, và chúng ta phải hành động.”

Các khoa học gia cảnh báo nếu mực nước biển tiếp tục tăng, hơn 80.000 mẫu đất ở Hy Lạp có thể bị chìm 1,6 thước dưới nước vào năm 2100, và bờ biển miền tây của quốc gia này cũng bị nguy cơ.

Maldives có thể là quốc gia đầu tiên biến thành không trú ngụ được do mực nước biển dâng cao do mực nước biển dâng cao vì nạn hâm nóng toàn cầu.

Mực nước biển dâng cao đe dọa các thành phố dọc bờ biển North Carolina, Hoa Kỳ. Các nhà địa chất nhận định như trên.

Các khoa học gia đo mực nước biển dâng cao cho biết đảo quốc Tuvalu sẽ là một trong các quốc gia đầu tiên bị chìm dưới đại dương.

Một vài khu vực của tỉnh Cà Mau, miền nam Âu Lạc (Việt Nam), cho thấy chứng cớ có đến 6 thước đất bị bao phủ bởi biển.

Benin dần dần mất thủ đô thương mại Cotonou, do nước biển dâng cao.

Người dân đảo Carteret dự tính tản cư vì mực nước biển dâng cao phá hủy vụ mùa thực phẩm, khiến hải đảo không thể trú ngụ được.

“Các vùng Bờ biển Môi sinh” phát hành bởi Viện Kỹ thuật Wessex tường trình sự thẩm định rủi ro của việc sử dụng đất bờ biển do mực nước dâng cao của Biển Caspian.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Hoa Kỳ cho thấy bờ biển Alaska xói mòn nhanh chóng khi vách đá ven biển sập đổ do tầng đất đóng băng lâu dài bám vào mặt đất bị tan chảy vì nạn hâm nóng toàn cầu.

Các cư dân đảo Papua New Guinea bị nguy cơ ngập nước do nạn hâm nóng toàn cầu, yêu cầu được giúp đỡ tại Hội nghị Biến đổi Khí hậu năm vừa qua tại Bali, Nam Dương.

KHÍ ĐỘC

Bản tường trình phát hành lần đầu tiên năm 2005 mô tả diễn biến khí độc nổi bọt từ đại dương sâu có thể đã bất ngờ gây thiệt hại cho tầng ô-zôn 250 triệu năm về trước.

Chương trình Môi sinh Liên Hiệp Quốc tường trình sự khẩn cấp của hơn 200 “vùng chết” suy yếu dưỡng khí trong đại dương.

Vi khuẩn mới nảy sinh, tạo ra khí độc hydrogen sulfide, sát hại đa số đời sống sinh vật trong biển và đất liền.

Hai nguyên nhân rõ rệt bao gồm nước dơ từ nhà máy, phân bón nông nghiệp và chất thải, cũng như dòng thủy lưu bị biến động và thời tiết, tất cả đều liên quan đến nạn hâm nóng toàn cầu.

“Vùng chết” trong đại dương gây ra bởi hâm nóng toàn cầu đưa đến kết quả là không có sự sống do sự mất dưỡng khí và tiết ra khí độc hydrogen sulfide.

Một vùng chết như vậy trong Thái  Bình Dương cách xa bờ biển Oregon, Hoa Kỳ, đã tăng lên bốn lần kích thước trong năm vừa qua. Một vùng khác cách bờ biển Namibia, Phi châu, nơi hàng triệu con cá chết mỗi khi khí độc hydrogen sulfide thoát ra từ lòng đại dương.

Do nạn đánh cạn cá và cái chết của hàng triệu cá mòi quan trọng, dòng nước cách bờ biển của miền tây nam Phi châu chứa đầy khí độc nổi bọt lên trên mặt từ lòng đại dương, đến nay giết sinh vật ở biển trong một vùng tương đương với tiểu bang New Jersey của Hoa Kỳ và làm cho hiệu ứng nhà kính nguy hại hơn.

SỨC KHỎE LOÀI NGƯỜI

Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc kêu gọi các nhà lãnh đạo thế giới dành ưu tiên an toàn nước, nói rằng biến đổi khí hậu, từ đó gây ra nạn khan hiếm nước, đã gây ra bất hòa trong quá khứ.

Tiến sĩ Hugh Montgomery, Giám đốc Viện Sức khỏe và Khả năng Con người tại Đại học Luân Đôn nói: “Chúng tôi đã chứng kiến những ảnh hưởng của biến đổi khí hậu và sức khỏe.”

Một khoa học gia người Úc, Giáo sư Kevin Parton, từ Đại học Charles Sturt ở New South Wales, Úc Đại Lợi, nói rằng tình trạng gây nên bởi nạn hâm nóng toàn cầu như bệnh tật do muỗi truyền có thể có nhiều ảnh hưởng cho người bản xứ do thiếu tiếp cận dịch vụ y tế.

Các khoa học gia Anh quốc bày tỏ quan tâm về ảnh hưởng nguy hại của thay đổi khí hậu đối với sức khỏe con người như sóng nhiệt, cháy rừng và lũ lụt.

Nghiên cứu gia người Úc Bác sĩ Tony McMichael tường trình trong Tạp chí Y khoa Anh quốc: “Bệnh truyền nhiễm không thể được ổn định trong tình trạng khí hậu không quân bình, người tỵ nạn tràn lan, và có sự nghèo đói.”

THÚ VẬT BỊ DIỆT CHỦNG

Tại Bắc Cực, loài gấu đang chết đói vì sự thay đổi làm ấm môi trường chúng ở. Kassie Siegel của Trung tâm Sinh vật học Đa dạng nói: “Chúng tôi nhận xét thấy sự tan chảy dồn dập của băng đá ở Bắc Cực trong những năm gần đây, loài gấu không sống được.”

Một phần tư chim ở Hoa Kỳ đang bị nguy cơ diệt chủng vì nạn hâm nóng toàn cầu, và có dự đoán rằng 75% chim muông ở Âu châu sẽ bị giảm bớt.

Khoa học gia nói rằng nếu hâm nóng toàn cầu tiếp tục ở mức hiện tại, ít nhất 20% chủng loại trên thế giới sẽ rất dễ trở nên diệt chủng.

Các nhà lãnh đạo thế giới phát biểu: “Tin mừng là hiện nay chúng ta có mọi thứ cần thiết để đối phó với sự thử thách của nạn hâm nóng toàn cầu. Nhưng chúng ta không nên chờ, không thể chờ, và không được chờ.”
Al Gore, Phó Tổng thống thứ 45 của Hoa Kỳ

“Chúng ta biết khoa học, chúng ta thấy sự nguy cơ, và biết thời gian hành động là ngay bây giờ.”
Thống đốc Arnold Schwarzenegger, California, Hoa Kỳ


“Tôi nghĩ khoa học cho thấy rõ ràng là những thay đổi này đang xảy ra. Họ không nói đùa, chúng ta phải hành động.”
Stephen Harper, Thủ tướng Gia Nã Đại


“Chúng ta cần mở rộng quan niệm về sự phát triển bền vững trong mọi khía cạnh của sự phát triển kinh tế và phát triển xã hội.”
Chi-Beom Lee, Bộ trưởng Bộ Môi sinh, Cộng hòa Đại Hàn


“Chúng ta đang ở ngưỡng cửa lịch sử của sự không thể đảo ngược. Một cuộc cách mạng kỹ nghệ mới, mang tính phát triển bền vững, đang ở trước mắt chúng ta.”
Jacques Chirac, Cựu Tổng thống Pháp


“Tuyên bố chính thức của Úc hôm nay là chúng ta sẽ trở thành một thành viên của Nghị định thư Kyoto. Đây là bước tiến quan trọng trong nỗ lực của quốc gia để chống lại sự biến đổi khí hậu nội địa, và với cộng đồng quốc tế.”
Kevin Rudd, Thủ tướng Úc Đại Lợi


Khi nói rằng khí hậu thay đổi và sự hiếm nước đã từng là nguồn gốc của bất hòa trong quá khứ, Tổng thư ký tuyên bố: “Vẫn còn đủ nước cho tất cả chúng ta, nhưng chỉ khi nào chúng ta có thể giữ nước cho sạch, sử dụng khôn ngoan hơn, và chia sẻ công bình.”
Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Ban Ki-moon


“Bây giờ chúng ta đã qua khỏi cao điểm của cuộc tranh luận; những ai tiếp tục không chú ý đến nguy cơ và nguyên nhân, hoặc bàn cãi những điều vô lý để gây hoang mang và trở ngại, sẽ gây nguy hại to tát nhất, không sao tưởng tượng được, cho thế hệ hiện tại và tương lai.”
Marthinus Van Schalkwyk, Bộ trưởng Bộ Môi sinh Nam Phi


Ta giúp bằng cách nào?
1. Cứu mạng sống và cứu địa cầu bằng cách không ăn thịt:
Tường trình Liên Hiệp Quốc năm 2006, “Bóng Đen Của Chăn Nuôi,” cho thấy kỹ nghệ chăn nuôi đã góp 18% vào nạn hâm nóng toàn cầu, ảnh hưởng này nhiều hơn ảnh hưởng của tất cả xe cộ trên toàn thế giới.


Một tường trình năm 2007 từ Viện Địa Cầu xác nhận là ăn rau cải chỉ tiêu thụ 25% nguyên liệu so với ăn thịt. Sự thay đổi từ ăn thịt sang ăn chay ít nhất sẽ hữu hiệu 50% hơn là đổi từ xe SUV sang xe nạp điện Toyota trong việc chống lại nạn thay đổi khí hậu. nạn thay đổi khí hậu.

“Xin bớt ăn thịt, thịt là một món gây ra rất nhiều thán khí. Đừng ăn thịt, di chuyển bằng xe đạp, và mua sắm cần kiệm, đó là cách quý vị có thể giúp ngưng hâm nóng toàn cầu.” Tiến sĩ Rajendra Pachauri, Chủ tịch Hội đồng Liên Chính phủ Về Thay đổi Khí hậu của Liên Hiệp Quốc

Tổ chức môi sinh quốc tế EarthSave giới thiệu VEGPLEDGE!TM tại www.vegpledge.com một chương trình chuyên giúp bất cứ ai muốn làm lợi ích cho hành tinh với lời cam kết Ăn Chay!

Nghiên cứu của hai giáo sư địa lý địa cầu từ Đại học Chicago, Giáo sư Gidon Eshel và Pamela Martin kết luận rằng ăn thuần chay một năm sẽ tiết kiệm 1,5 tấn khí thải so với cách ăn uống thông thường của người Hoa Kỳ, 50% nhiều hơn là đổi xe SUV sang Toyota Prius.

Một bài báo New York Times của tác giả Mark Bittman, một người không ăn chay, giải thích cái giá quá cao của việc ăn thịt đối với tinh cầu, sức khỏe con người, và người nghèo.

Nếu mỗi người ở Hòa Lan mỗi tuần không ăn thịt một ngày, lượng khí thải giảm thấp sẽ bằng mục tiêu mà chính phủ Hòa Lan muốn giảm cho tất cả các gia đình trong vòng một năm.

Một người ăn chay lái chiếc xe Hummer SUV thật ra thân thiện với môi sinh hơn là một người ăn thịt đi xe đạp.

Ở Nam Mỹ, nơi 400 triệu mẫu thâu hoạch đậu nành được dùng để nuôi thú vật rồi làm thịt cho người ta ăn, chỉ cần 25 triệu mẫu là đủ để trực tiếp nuôi toàn thể nhân loại trên thế giới.

2. Tái chế sẽ tạo sự thay đổi tốt:
California ước lượng sự tái chế trên toàn tiểu bang tiết kiệm năng lượng cho 1,4 triệu gia cư dùng, giảm bớt 27.047 tấn nước bị ô nhiễm, tiết kiệm 14 triệu cây và giảm bớt khí thải nhà kính tương đương với 3,8 triệu chiếc xe hơi.

Đại học Kỹ thuật của Đan Mạch phát hiện rằng nhôm tái chế dùng 95% ít năng lượng hơn nhôm không tái chế, 70% ít năng lượng hơn so với bao ny-lông, và 40% ít hơn so với giấy.

3. Trồng cây lợi ích địa cầu:
Hai năm sau khi trồng cây nhỏ gỗ chắc ở những vùng đầm lầy nhất của xứ Catahoula, các khoa học gia Đại học Louisiana Tech khám phá rằng mỗi mẫu rừng được trồng thu hồi đủ số lượng thán khí để bù cho việc lái một chiếc xe hơi trong một năm.

Nghiên cứu Dịch vụ Rừng Hoa Kỳ cho thấy trồng 95.000 cây trong hai quận hạt ở trung tâm Chicago cung cấp không khí sạch hơn, và tiết kiệm 38 triệu Mỹ kim trong vòng 30 năm vì phí tổn máy sưởi và máy lạnh ít hơn.

4. Giảm thán khí với phương tiện vận chuyển bằng năng lượng thay thế:
Một nghiên cứu của Đại học Chicago cho thấy lái một chiếc xe xăng-điện Toyota Prius sẽ tiết kiệm 1 tấn khí thải mỗi năm.

Thức ăn trồng tại địa phương có dấu ấn thán khí thấp hơn, như đã được chứng minh bởi nghiên cứu năm 2003 của Đại học Iowa State, cho thấy thực phẩm ngoài địa phương phải đi xa trung bình 1.494 dặm, so với 56 dặm từ thực phẩm địa phương.

“Tôi cố gắng tiết kiệm năng lượng bằng cách đi xe đạp đến nơi làm việc càng nhiều càng tốt.” Margot Wallström, Phó Chủ tịch Ủy ban Âu châu

5. Dùng năng lượng hữu hiệu và năng lượng tái tạo có thể giúp tái tạo địa cầu:
Hội đồng Kinh tế Năng lượng Hữu hiệu Hoa Kỳ đề nghị nên có những hành động giảm bớt tiêu thụ năng lượng như tắt dụng cụ khi không dùng, lắp đặt thiết bị được xếp hạng Energy Star và điều nhiệt kế tự động, và điều nhiệt kế tự động, cách nhiệt ống nước nóng và dùng bóng đèn tiết kiệm năng lượng. Cài đặt bảng mặt trời làm nguồn năng lượng thay thế.

Để biết thêm chi tiết khẩn cấp, xin vui lòng xem www.SupremeMasterTV.com

     


trackback : http://suprememastertv.tv/bbs/tb.php/scrolls_au/16

 
 
HỘI NGHỊ KHÍ HẬU THAY ĐỔI VỚI THANH HẢI VÔ THƯỢNG SƯ
THANH HẢI VÔ THƯỢNG SƯ GIẢNG VỀ MÔI SINH
Hội thảo truyền hình với Thanh Hải Vô Thượng Sư và nhân viên Truyền Hình Vô Thượng Sư
Khai thị từ những buổi gặp mặt quốc tế năm 2008 và 2009
NẤU ĂN ĐƠN GIẢN và BỔ DƯỠNG VỚI THANH HẢI VÔ THƯỢNG SƯ
Người Sống Bằng Không Khí
Vua và v.v.
Lời Pháp Cam Lồ
MÀN HÌNH CUỘN GIẢI THƯỞNG TRONG THÁNG
Constructive Scrolls
Màn hình cuộn Hòa Bình & Tự Do
Lời Pháp Cam Lồ của Thanh Hải Vô Thượng Sư
GIẢI GƯƠNG LÃNH ĐẠO SÁNG NGỜI THẾ GIỚI